Lịch tiếp công dân Viện kiểm sát nhân dân tối cao được tiến hành như thế nào? 06 trường hợp VKSND tối cao từ chối tiếp công dân?

Lịch tiếp công dân Viện kiểm sát nhân dân tối cao được tiến hành như thế nào? 06 trường hợp VKSND tối cao từ chối tiếp công dân? - Câu hỏi của anh Phúc (Hà Nội)

Lịch tiếp công dân Viện kiểm sát nhân dân tối cao được tiến hành như thế nào?

Lịch tiếp công dân Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quy định tại Mục 1 Nội quy tiếp công dân ban hành kèm theo Quyết định 242/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:

- Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; nộp đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiến hành tại Trụ sở tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 09 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày Lễ, Tết hoặc tạm dừng tiếp công dân trong những trường hợp cụ thể khác), thời gian cụ thể như sau:

+ Buổi sáng: Từ 08 giờ đến 11 giờ 30 phút.

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 đến 16 giờ.

- Tiếp công dân đột xuất đối với những vụ việc phức tạp, cấp thiết do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.

- Việc tiếp công dân được thực hiện theo lịch tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trường hợp không thực hiện theo lịch tiếp công dân thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao niêm yết văn bản thông báo lý do tại nơi tiếp công dân.

Lịch tiếp công dân Viện kiểm sát nhân dân tối cao được tiến hành như thế nào? 06 trường hợp VKSND Tối cao từ chối tiếp công dân?

Lịch tiếp công dân Viện kiểm sát nhân dân tối cao được tiến hành như thế nào? 06 trường hợp VKSND tối cao từ chối tiếp công dân?

06 trường hợp VKSND tối cao từ chối tiếp công dân là trường hợp nào?

Căn cứ tại Mục 4 Nội quy tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 242/QĐ-VKSTC năm 2021 về các trường hợp từ chối tiếp dân như sau:

(1) Công dân trong tình trạng không làm chủ được hành vi của mình do dùng chất kích thích, người đã được cơ quan có thẩm quyền xác định mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác dẫn tới mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.

(2) Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.

(3) Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật; được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.

(4) Khiếu nại, kiến nghị, phản ánh thuộc một trong các trường hợp sau:

- Bản án, quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân sự và khoản 2 Điều 256 Luật Tố tụng hành chính);

- Người đại diện hoặc ủy quyền không hợp pháp;

- Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết nhưng không có lý do chính đáng;

(5) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác nhằm gây rối, xuyên tạc nói xấu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

(6) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải thực hiện quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ tại Mục 2 Nội quy tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 242/QĐ-VKSTC năm 2021 về quyền và nghĩa vụ của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh như sau:

- Xuất trình giấy tờ tùy thân; giấy giới thiệu, giấy ủy quyền (nếu có);

- Có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và nhân viên bảo vệ.

- Công dân đến được tiếp theo thứ tự; trình bày ngắn gọn, trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho người tiếp công dân. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình.

- Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền và các thủ tục liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

- Giữ gìn trật tự, vệ sinh chung; không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xuyên tạc, vu khống, kích động, gây rối trật tự, cản trở, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan Nhà nước, người tiếp công dân; người thi hành công vụ.

- Không được tự ý sử dụng phương tiện ghi âm, ghi hình khi chưa được sự cho phép của người chủ trì tiếp công dân.

- Trường hợp công dân đến nộp đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì phải có đơn theo mẫu quy định. Đối với đơn đề nghị giám đốc thẩm lần đầu kèm theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực trong thời hạn 01 năm (trừ trường hợp quá hạn 01 năm mà có lý do hợp pháp chính đáng) và các tài liệu, chứng cứ có liên quan (nếu có). Trường hợp công dân nộp đơn không phải của mình thì phải có giấy ủy quyền kèm theo (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân sự và khoản 2 Điều 256 Bộ luật Tố tụng hành chính).

- Không được can thiệp, dự, nghe việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người khác. Trường hợp nhiều người (từ 02 người trở lên) cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày; số lượng người đại diện sẽ do chủ trì buổi tiếp công dân quyết định.

-Hết giờ làm việc, công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không được lưu lại khu vực tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}