Lập dự toán kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong khoảng thời gian nào?
- Thời gian lập dự toán kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng quy định như thế nào?
- Dự toán kinh phí hỗ trợ công tác xây mộ dành cho các liệt sĩ được thực hiện như thế nào?
- Kiểm soát chi, tạm ứng kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng như thế nào?
Thời gian lập dự toán kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 9. Lập dự toán
...
2. Việc lập dự toán kinh phí hằng năm được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn cụ thể quy trình và trình tự thời gian lập dự toán như sau:
a) Cơ quan được giao quản lý và sử dụng kinh phí người có công với cách mạng và cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng lập dự toán của năm kế hoạch gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 tháng 6 hằng năm;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán phần chi tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện, xem xét dự toán của các cơ quan quản lý và sử dụng kinh phí người có công với cách mạng và cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng; tổng hợp dự toán của toàn tỉnh, thành phố gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 05 tháng 7 hằng năm;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét dự toán của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tổng hợp dự toán của cả nước gửi Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 hằng năm;
d) Bộ Tài chính xem xét và tổng hợp dự toán kinh phí chi ưu đãi người có công với cách mạng vào dự toán chi ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao dự toán cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”
Như vậy, căn cứ vào cơ quan lập dự toán kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng để xác định thời gian lập dự toán theo quy định nêu trên.
Lập dự toán kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong khoảng thời gian nào?
Dự toán kinh phí hỗ trợ công tác xây mộ dành cho các liệt sĩ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 9 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 9. Lập dự toán
...
3. Đối với dự toán kinh phí hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ và hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng thuyết minh:
a) Hỗ trợ xây mới vỏ mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ (không gắn với dự án xây dựng, nâng cấp nghĩa trang); hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ: Dự kiến số lượng vỏ mộ liệt sĩ xây mới, số lượng mộ cải tạo, sửa chữa, bảo trì và kinh phí thực hiện theo định mức hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ;
b) Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì công trình ghi công liệt sĩ, cơ sở vật chất phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng: Tên công trình hoặc thiết bị cần cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì; lý do, mục tiêu cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì; dự kiến khối lượng công việc; dự kiến kinh phí; dự kiến thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành và kinh phí thực hiện theo định mức hỗ trợ quy định tại khoản 2, 3 Điều 11 và điểm a khoản 10 Điều 13 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ;
c) Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ, dụng cụ của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng: Dự kiến số đối tượng, giường điều dưỡng, cơ sở điều dưỡng và kinh phí thực hiện theo định mức hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 10 Điều 13 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP.”
Theo đó, sẽ hỗ trợ xây mới vỏ mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ. Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa mộ liệt sĩ bao gồm cả bia ghi tên liệt sĩ.
Ngoài ra sắp tới sẽ hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trình công trình ghi công liệt sĩ và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
Kiểm soát chi, tạm ứng kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng như thế nào?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 11. Kiểm soát chi
Việc kiểm soát chi, tạm ứng, thanh toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư này.”
Nhự vậy, việc kiểm soát chi, tạm ứng và thanh toán kinh phí dành cho chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định nêu trên.
Thông tư 44/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 05/9/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;