Lao động nữ sẽ được sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung khi khám sức khỏe định kỳ từ ngày 20/6/2023 đúng không?
Lao động nữ sẽ được sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung khi khám sức khỏe định kỳ từ ngày 20/6/2023?
Ngày 05/05/2023 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 09/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn khám sức khỏe.
Theo đó tại Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT có quy định như sau:
Theo đó, nội dung khám phụ khoa mà lao động nữ được khám trong kỳ khám định kỳ bao gồm:
- Khám phụ khoa
+ Khám vùng bụng dưới và vùng bẹn.
+ Khám bộ phận sinh dục ngoài.
+ Khám âm đạo bằng mỏ vịt kết hợp quan sát cổ tử cung bằng mắt thường.
+ Khám âm đạo phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay).
+ Khám trực tràng phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay).
- Sàng lọc ung thư cổ tử cung
+ Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Acid Acetic (VIA test)
+ Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Lugol (VILI test)
+ Xét nghiệm tế bào cổ tử cung
+ Xét nghiệm HPV
- Sàng lọc ung thư vú
+ Khám lâm sàng vú
+ Siêu âm tuyến vú hai bên
+ Chụp Xquang tuyến vú
Như vậy, từ ngày 20/6/2023 thì lao động nữ sẽ được sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung khi khám sức khỏe định kỳ.
Lao động nữ sẽ được sàng lọc ung thư vú, cổ tử cung khi khám sức khỏe định kỳ từ tháng 6/2023 đúng không?
Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 83 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động được Nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
Theo đó, người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 21 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định như sau:
Các trường hợp giảm thuế khác
1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ theo hướng dẫn tại tiết a điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư này nếu hạch toán riêng được.
Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty không trực tiếp sản xuất kinh doanh thì không giảm thuế theo Khoản này.
2. Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số hướng dẫn tại tiết b điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư này nếu hạch toán riêng được.
3. Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải có từ 10 đến 100 lao động nữ mà số lao động nữ trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên thì sẽ được giảm thuế TNDN.
Khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ theo quy định hiện hành như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
...
Theo đó, việc khám sức khỏe của lao động nữ hiện nay được quy định như sau:
- Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động nữ theo như quy định trên.
- Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản.
Thông tư 09/2023/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ 20/6/2023.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;