Lãnh sự danh dự có được thực hiện chức năng lãnh sự của mình vì mục đích kinh tế hay không?

Tôi có thắc mắc như sau, mong nhân được giải đáp từ Ban tư vấn. Những cá nhân được cử làm lãnh sự danh dự cho nước ngoài tại Việt Nam thì sẽ có những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Vậy cá nhân đó có thể dùng chức năng lãnh sự của mình để thực hiện các hành vi vì mục đích kinh tế hay không? Tôi xin cảm ơn.

Lãnh sự danh dự có được thực hiện chức năng lãnh sự vì mục đích kinh tế không?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 26/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 3. Nguyên tắc thực hiện chức năng lãnh sự
1. Cơ quan lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự chỉ được phép thực hiện các chức năng lãnh sự tại khu vực lãnh sự nhất định tại Việt Nam sau khi được Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, pháp luật Việt Nam.
2. Lãnh sự danh dự thực hiện một số hoặc toàn bộ chức năng lãnh sự quy định tại Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự, theo sự ủy nhiệm của Nước cử và được Bộ Ngoại giao chấp thuận.
3. Lãnh sự danh dự thực hiện chức năng lãnh sự không vì mục tiêu lợi nhuận hay lợi ích về kinh tế mà nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Nước cử và Việt Nam.
4. Lãnh sự danh dự có thể đồng thời thực hiện chức năng lãnh sự được Nước cử ủy nhiệm và thực hiện các hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại sinh lợi của cá nhân tại Việt Nam; phù hợp với quy định tại các điều ước quốc tế mà Nước cử và Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam.
5. Cơ quan lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Lãnh sự danh dự ngoài phạm vi thực hiện chức năng lãnh sự hoặc khi thực hiện các công việc kinh doanh, thương mại của cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam và không được sử dụng danh nghĩa lãnh sự danh dự cho hoạt động nghề nghiệp thương mại của cá nhân hoặc ngoài phạm vi thực hiện chức năng lãnh sự.”

Theo đó, lãnh sự danh dự và cơ quan lãnh sự danh dự thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình theo những nguyên tắc được nêu trên.

Như vậy, lãnh sự danh dự không được thực hiện chức năng lãnh sự của mình vì mục đích kinh tế.

Lãnh sự danh dự có được thực hiện chức năng lãnh sự của mình vì mục đích kinh tế hay không?

Lãnh sự danh dự có được thực hiện chức năng lãnh sự của mình vì mục đích kinh tế hay không?

Thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam thì mất bao lâu?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 26/2022/NĐ-CP quy định về thủ tục, trình tự thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam như sau:

“Điều 4. Chấp thuận việc thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự
1. Nước cử gửi công hàm trực tiếp đến Bộ Ngoại giao đề nghị chấp thuận việc thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam. Trong công hàm nêu rõ nhu cầu của việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam, dự kiến khu vực lãnh sự và tên gọi của Cơ quan lãnh sự danh dự.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được công hàm, Bộ Ngoại giao có văn bản xin ý kiến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan về chủ trương cho phép lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam. Ý kiến của các cơ quan gửi về Bộ Ngoại giao trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao.
3. Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan, Bộ Ngoại giao quyết định cho phép thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự trên cơ sở các quy định của pháp luật, mức độ quan hệ lãnh sự trong khu vực; tính chất quan hệ và đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Trường hợp giữa các cơ quan liên quan có các ý kiến khác nhau về vấn đề này hoặc việc thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự cần được cân nhắc thêm từ góc độ an ninh quốc phòng, Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
4. Bộ Ngoại giao thông báo cho Nước cử biết quyết định về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.”

Theo đó, trình tự chấp thuận việc thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam được thực hiện quy định kể trên.

Như vậy, theo quy định kể trên thì kể từ khi nhận được công hàm mà nước cử gửi trực tiếp đến Bộ Ngoại giao để đề nghị thành lập cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam thì sẽ mất khoảng 55 ngày để được chấp thuận đề nghị.

Thủ tục chấp thuận lãnh sự danh dự tại Việt Nam?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 26/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Trình tự, thủ tục chấp thuận Lãnh sự danh dự
1. Sau khi nhận được chấp thuận của Bộ Ngoại giao về việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam, Nước cử gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao đề nghị chấp thuận ứng cử viên Lãnh sự danh dự kèm theo 01 bộ hồ sơ của Lãnh sự danh dự theo quy định tại Điều 7, dự kiến nơi đặt trụ sở Cơ quan lãnh sự danh dự và các chức năng lãnh sự mà Nước cử ủy nhiệm.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Ngoại giao có thể yêu cầu Nước cử bổ sung các thông tin liên quan khác.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công hàm và đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan về việc chấp thuận Lãnh sự danh dự để đảm bảo các yêu cầu về đối ngoại, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Ý kiến của các cơ quan gửi về Bộ Ngoại giao trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao.
Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan, Bộ Ngoại giao sẽ quyết định chấp thuận hay không chấp thuận người được đề cử làm Lãnh sự danh dự.
3. Sau khi thông qua ứng cử viên Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Nước cử và yêu cầu Nước cử nộp bản sao Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự để Bộ Ngoại giao cấp Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự. Hai bên trao đổi thống nhất về thời điểm tiếp nhận Giấy ủy nhiệm lãnh sự và trao Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự.
4. Sau khi tiếp nhận Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự và trong thời hạn 05 ngày sau khi trao Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thông tin về Lãnh sự danh dự của Nước cử mới được chấp thuận tại Việt Nam bao gồm thông tin về cá nhân Lãnh sự danh dự, khu vực lãnh sự, chức năng lãnh sự và thời hạn nhiệm kỳ.
5. Nước cử có thể gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao trao đổi ý kiến về việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam đồng thời với việc đề nghị chấp thuận ứng cử viên Lãnh sự danh dự kèm theo hồ sơ lý lịch của Lãnh sự danh dự. Trong trường hợp này, hồ sơ gửi kèm phải phù hợp với các quy định Khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.
6. Trường hợp Nước cử đã được chấp thuận thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam và ủy nhiệm một người mới làm Lãnh sự danh dự thì không phải trao đổi lại ý kiến với Bộ Ngoại giao theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.”

Như vậy, trình tự chấp thuận lãnh sự danh dự tại Việt Nam được thực hiện theo quy định nêu trên.


Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

21 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}