Kỳ họp bất thường Quốc hội lần thứ 5, khóa X bế mạc vào ngày nào? Kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ 5 khóa XV bao gồm những nội dung chính nào?

Kỳ họp bất thường Quốc hội lần thứ 5, khóa X bế mạc vào ngày nào? Kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ 5 khóa XV bao gồm những nội dung chính nào? chị H.T - Hà Nội

Kỳ họp bất thường Quốc hội lần thứ 5, khóa X bế mạc vào ngày nào?

Ngày 13/01/2024, Tổng Thư ký Quốc hội thông tin, Kỳ họp bất thường Quốc hội lần thứ 5, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày 15/01 và dự kiến bế mạc vào sáng 18/01 theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Sáng 15/01 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã dự lễ khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Kỳ họp bất thường lần này dự kiến diễn ra trong 3 ngày theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội và sẽ bế mạc vào sáng 18/01. Ngày 17/01, Quốc hội nghỉ 01 ngày để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết.

Như vậy, kỳ họp bất thường của Quốc hội lần thứ 5 khóa XV dự kiến diễn ra từ ngày 15/01/2024-18/01/2024.

Nguồn: Báo Chính phủ

Kỳ họp bất thường Quốc hội lần thứ 5, khóa X bế mạc vào ngày nào?

Kỳ họp bất thường Quốc hội lần thứ 5, khóa X bế mạc vào ngày nào? (Hình từ Internet)

Kỳ họp bất thường Quốc hội lần thứ 5, khóa X bao gồm những nội dung chính nào?

Tại Kỳ họp bất thường Quốc hội lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 nội dung sau:

(1) Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 16 chương, 260 điều, bỏ 5 điều, sửa đổi, bổ sung tại 250 điều (cả về nội dung và kỹ thuật) so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

(2) Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 gồm 15 chương, 210 điều.

(3) Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai theo trình tự, thủ tục rút gọn: Dự thảo Nghị quyết gồm 6 điều, quy định về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm; điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm của chương trình mục tiêu quốc gia; ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất...

(4) Bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Dự thảo Nghị quyết gồm 3 điều, quy định về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và phân bổ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Nguồn: Báo Chính phủ

Quy định về tổ chức Chương trình kỳ họp bất thường bất thường của Quốc hội như thế nào?

Tại Điều 91 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về chương trình kỳ họp Quốc hội như sau:

Chương trình kỳ họp Quốc hội
1. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
2. Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
3. Quốc hội quyết định chương trình kỳ họp Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp.

Kỳ họp bất thường vẫn là một kỳ họp của Quốc hội vì vậy chương trình kỳ họp bất thường cũng phải tuân thủ những quy định về chương trình kỳ họp theo quy định trên.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}