Kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng trong cơ quan nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng cần phải làm các công việc nào?
- Kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng trong cơ quan nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng cần phải làm các công viêc nào?
- Để trở thành kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng cần phải có yêu cầu về trình độ như thế nào?
- Quyền hạn của kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng là gì?
- Mục tiêu vị trí làm việc của kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng là gì?
Kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng trong cơ quan nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng cần phải làm các công viêc nào?
Căn cứ tại bản mô tả công việc kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN quy định về công việc mà kiểm soát viên phải làm như sau:
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án: Tham gia soạn thảo các văn bản theo phân công.
- Hướng dẫn, giải đáp: Tham gia soạn thảo văn bản hướng dẫn, giải đáp về chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công
- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản: Tổ chức theo dõi, kiểm tra, thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá, soạn thảo báo cáo sơ kết, tổng kết về kết quả thực hiện các văn bản về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
- Tham gia thẩm định các văn bản: Tham gia thẩm định, góp ý các văn bản về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước theo nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công.
- Phối hợp thực hiện: Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để triển khai công việc đúng thẩm quyền và trách nhiệm được phân công
- Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp: Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng trong cơ quan nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng cần phải làm các công viêc nào?
Để trở thành kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng cần phải có yêu cầu về trình độ như thế nào?
Căn cứ tại bản mô tả công việc kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN quy định về yêu cầu trình độ để trở thành thanh tra viên về thanh tra, giám sát ngân hàng như sau:
- Trình độ đào tạo
+ Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác.
- Bồi dưỡng, chứng chỉ
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên (hoặc tương đương).
- Kinh nghiệm (thành tích công tác)
+ Có kinh nghiệm công tác trong ngành Ngân hàng từ đủ 02 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) công tác về kiểm soát, kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước (không kể thời gian tập sự, thử việc).
- Phẩm chất cá nhân
+ Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.
+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt.
+ Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe.
+ Điềm tĩnh, cẩn thận.
+ Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập.
+ Khả năng đoàn kết nội bộ.
+ Chịu khó, cẩn thận.
+ Tập trung, trí nhớ tốt.
+ Làm việc nguyên tắc, thận trọng.
- Các yêu cầu khác
+ Có khả năng, đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
+ Nắm được cơ bản pháp luật của Nhà nước về chế độ chính sách của Ngân hàng Nhà nước, các hoạt động của ngân hàng.
+ Có kiến thức về chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, các nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.
+ Hiểu rõ được các nội dung, quy trình về nghiệp vụ kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước; phân tích tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ ở một đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
+ Thực hiện các nguyên tắc, thủ tục cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước.
+ Có khả năng độc lập tổ chức công việc hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Quyền hạn của kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng là gì?
Căn cứ tại bản mô tả công việc kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN quy định về quyền hạn của kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng như sau:
- Chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Được tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong thực hiện nhiệm vụ.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.
Mục tiêu vị trí làm việc của kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng là gì?
Căn cứ tại bản mô tả công việc kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN quy định về mục tiêu vị trí việc làm của kiểm soát viên về kiểm soát ngân hàng như sau:
Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước; trực tiếp thực thi nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công.
Thông tư 19/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực vào ngày 01/03/2023.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;