Không cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu sẽ bị xử phạt hành chính từ ngày 25/8/2022?

Xin chào Lawnet, các bạn cho tôi hỏi vấn đề sau đây: Trong thời gian tới thì việc xử phạt hành chính đối với hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu sẽ có thay đổi gì so với hiện nay không? Tôi xin cảm ơn!

Bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi không cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trong thời gian tới?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 39 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 39. Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sau:
a) Để xảy ra sự cố tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu mà không báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu theo quy định;
b) Không cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định;
c) Không thông báo kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để phối hợp triển khai.”

Như vậy, khi vi phạm một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đối với hành vi để xảy ra sự cố tràn dầu hoặc phát hiện sự cố tràn dầu mà không báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền thì vẫn giữ nguyên mức xử phạt hành chính như quy định hiện nay.

Tuy nhiên, trong thời gian tới sẽ bổ sung thêm trường hợp xử phạt hành chính về hành vi không cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định hoặc không thông báo kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để phối hợp triển khai.

Từ ngày 25/8/2022 sẽ tiến hành xử phạt hành chính đối với hành vi không cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định?

Không cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu sẽ bị xử phạt hành chính từ ngày 25/8/2022?

Giảm mức xử phạt đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, thiết bị tham gia ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu?

Căn cứ vào điểm c khoản 4 Điều 33 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy về mức xử phạt hành chính hiện nay như sau:

“Điều 33. Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
4. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xăng, dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền bị xử phạt như sau:
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
…”

Trong thời gian sắp tới, mức xử phạt hành chính đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, thiết bị tham gia ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xăng, dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền sẽ được thay đổi theo điểm b khoản 4 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 39. Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
4. Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xăng, dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền bị xử phạt như sau:
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị, vật tư tham gia phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
…”

Theo đó thì trong gian sắp tới mức xử phạt hành chính đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xăng, dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền mà không sẵn sàng huy động phương tiện, trang thiết bị để ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền sẽ giảm còn từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Gây ra sự cố cháy nổ dầu thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào khoản 11 Điều 39 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 39. Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
11. Hành vi gây ra sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu, trừ các hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu dưới 2.000 kg;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 2.000 kg đến dưới 10.000 kg;
i) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 400.000 kg đến dưới 500.000 kg;
k) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 500.000 kg trở lên.”

Theo đó, hành vi gây ra sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu, trừ các hành vi tội phạm về môi trường sẽ dựa vào khối lượng dầu để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.

Ngoài ra, căn cứ vào hành vi vi phạm thì bên vi phạm còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 13 Điều 39 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

Chú ý, mức xử phạt hành chính theo các quy định nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ là gấp đôi so với cá nhân.

Nghị định 45/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 25/8/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

16 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}