Khi nào phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như thế nào?

Khi nào phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Hòa tại Long An.

Trường hợp nào phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 thì các trường hợp sau phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

Theo đó, các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế gồm:

+ Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

+ Tổ chức kinh tế quy định tại điểm điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

+ Nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Khi nào phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như thế nào?

Khi nào phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như thế nào?

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 38 Luật Đầu tư 2020 quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

- Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các Điều 30 Luật Đầu tư 2020, Điều 31 Luật Đầu tư 2020 và Điều 32 Luật Đầu tư 2020 trong thời hạn sau đây:

+ 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

+ 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

- Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các Điều 30 Luật Đầu tư 2020, Điều 31 Luật Đầu tư 2020 và Điều 32 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

+ Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

+ Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020

+ Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);

+ Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
1. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
2. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
3. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
4. Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;
b) Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, hoạt động của dự án đầu tư được quy định như sau:

- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.

- Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm.

- Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}