Khi nào người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh là người Việt Nam? Điều kiện đối với người nước ngoài nhận con nuôi là gì?
Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong những trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:
Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Như vậy, theo khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 nêu trên thì người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau:
- Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
- Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
- Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
- Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
- Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
Trong đó, theo nội dung được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 19/2011/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP, trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi gồm:
- Trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch;
- Trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc;
- Trẻ em bị khoèo chân, tay;
- Trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay;
- Trẻ em nhiễm HIV;
- Trẻ em mắc các bệnh về tim;
- Trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục;
- Trẻ em mắc các bệnh về máu;
- Trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác cần điều trị khẩn cấp hoặc cả đời.
Khi nào người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh? Điều kiện đối với người nước ngoài nhận con nuôi là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện đối với người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là gì?
Căn cứ quy đinh tại Điều 29 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.
Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010, điều kiện nhận nuôi con nuôi đối với người nước ngoài thường trú ở nước ngoài bao gồm:
- Có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
- Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng 02 điều kiện sau:
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
Những ai không được nhận con nuôi theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
...
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Như vậy, theo quy định, các trường hợp không được nhận con nuôi bao gồm:
- Người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Người đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;