Khẩu hiệu tuyên truyền chuyển đổi số 2024 ra sao? Quan điểm chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?

Khẩu hiệu tuyên truyền chuyển đổi số 2024 ra sao? Quan điểm chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?

Khẩu hiệu tuyên truyền chuyển đổi số 2024 ra sao?

Khẩu hiệu tuyên truyền chuyển đổi số 2024 như sau:

(1) Chuyển đổi số 2024, kết nối tương lai sáng tạo! Cùng nhau xây dựng xã hội thông minh!

(2) Khám phá tiềm năng số, vươn xa hơn mỗi ngày! Công nghệ là chìa khóa mở ra cơ hội mới!

(3) Đổi mới tư duy, dẫn lối thành công chuyển đổi! Số hóa để phát triển bền vững!

(4) Chuyển đổi số: Hành trình không điểm dừng! Kết nối mọi giá trị, xây dựng tương lai!

(5) Công nghệ trong tầm tay, tương lai trong tầm nhìn! Số hóa mọi lĩnh vực, nâng cao giá trị sống!

(6) Chuyển đổi số 2024: Hướng tới tương lai thông minh!

(7) Kết nối công nghệ, kết nối tương lai!

(8) Đổi mới sáng tạo - Chìa khóa thành công trong chuyển đổi số!

(9) Số hóa để phát triển bền vững!

(10) Khám phá tiềm năng số - Vươn xa hơn mỗi ngày!

(11) Chuyển đổi số: Nâng cao giá trị sống và làm việc!

(12) Công nghệ trong tầm tay, tương lai trong tầm nhìn!

(13) Số hóa mọi lĩnh vực, xây dựng xã hội thông minh!

(14) Đổi mới tư duy, đón đầu chuyển đổi số!

(15) Chuyển đổi số 2024: Hành trình của sự kết nối và phát triển!

Khẩu hiệu tuyên truyền chuyển đổi số 2024 mang tính chất tham khảo.

Khẩu hiệu tuyên truyền chuyển đổi số 2024 ra sao? Quan điểm chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?

Khẩu hiệu tuyên truyền chuyển đổi số 2024 ra sao? Quan điểm chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì? (Hình từ Internet)

Quan điểm chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?

Căn cứ theo Mục III Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 nêu rõ quan điểm chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

(1) Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.

Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia. Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.

(2) Người dân là trung tâm của chuyển đổi số

Thiết bị di động thông minh là phương tiện chính của người dân trong thế giới số. Hình thành văn hóa số gắn với bảo vệ văn hóa, giá trị đạo đức căn bản của con người và chủ quyền số quốc gia. Chuyển đổi số là phương thức để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.

(3) Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số

Thể chế cần phải đi trước một bước khi có thể. Chính phủ kiến tạo thể chế, chính sách nhằm sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm soát; hình thành văn hóa chấp nhận và thử nghiệm cái mới; làm điểm, làm nhanh, sau đó đánh giá và nhân rộng; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo. Chính phủ đẩy nhanh tiến trình phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số; đi từ ứng dụng, đến sản phẩm, dịch vụ, đến làm chủ một số công nghệ lõi, từ đó, vươn ra thị trường toàn cầu.

(4) Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả

Hợp tác quốc tế là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt là thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội, từ đó, tạo lực kéo tiến trình chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước. Tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới để nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, tiên phong áp dụng công nghệ mới, mô hình mới vào Việt Nam.

(5) Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế.

(6) Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân tán khi triển khai, có một cơ quan điều phối chung, trong đó:

- Chương trình Chuyển đổi số quốc gia có tính động, mở, bao trùm, tạo nền móng, làm cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

- Các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp phải coi chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng trong chỉ đạo, điều hành và căn cứ tình hình cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp để quyết định xây dựng đề án, chương trình, chiến lược, kế hoạch lồng ghép nội dung về chuyển đổi số trong hoạt động của mình. Nội dung chuyển đổi số quốc gia phải được chỉ đạo, giám sát, đánh giá định kỳ hằng năm, giữa nhiệm kỳ, 05 năm.

Bài học kinh nghiệm tại kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số là gì?

Căn cứ theo Mục III Phần A Thông báo 203/TB-VPCP năm 2024 nêu rõ bài học kinh nghiệm tại kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số như sau:

- Sự vào cuộc với quyết liệt, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của người đứng đầu. Nắm chắc tình hình thực tế, có phản ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; chỉ đạo điều hành đồng bộ, linh hoạt, tổ chức triển khai quyết liệt, xác định rõ ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm.

- Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là động lực của chuyển đổi số quốc gia để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng những thành quả từ chuyển đổi số mang lại; cần minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp.

- Xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý về chuyển đổi số quốc gia phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhất là về kinh tế số, xã hội số. Triển khai ban hành các văn bản thì có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.

- Luôn giữ vững kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát; kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; đẩy mạnh truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân.

- Đẩy mạnh cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}