Khẩu hiệu Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 2024 ý nghĩa như thế nào? Khẩu hiệu PCCC ra sao?
Khẩu hiệu Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 2024 ý nghĩa như thế nào? Khẩu hiệu PCCC ra sao?
Khẩu hiệu Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 2024 ý nghĩa (Khẩu hiệu PCCC) như sau:
Khẩu hiệu Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 2024 ý nghĩa (Khẩu hiệu PCCC) (1) Nhiệt liệt hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy 04/10” (2) Tích cực tham gia các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy 04/10” (3) Không để xảy ra cháy, nổ là hạnh phục của mọi nhà (4) Phòng cháy tốt, chữa cháy giỏi là thiết thực góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước! (5) Mỗi người dân cần tích cực chủ động học tập, tìm hiểu để nắm vững pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ! (6) Không để xảy ra cháy, nổ là hạnh phúc của mọi nhà! (7) Khi phát hiện có cháy, nổ hoặc cần cứu nạn, cứu hộ hãy gọi số máy 114! (8) Chủ động phòng cháy tốt, sẵn sàng chữa cháy kịp thời và có hiệu quả! (9) Người người, nhà nhà, ngành ngành tích cực tham gia các hoạt động hưởng ứng “ Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy ” ( 04/10 )! (10) Chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy là thiết thực bảo vệ tính mạng, tài sản của chính mình! (11) Cháy, nổ là hiểm họa của mỗi gia đình, cơ quan, tổ chức xã hội! (12) An toàn phòng cháy, chữa cháy là hạnh phúc của mọi gia đình và sự phát triển ổn định của xã hội! (13) Toàn dân tích cực thực hiện tốt Luật Phòng cháy chữa cháy! (14) Thực hiện Luật phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân! (15) Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống giặc lửa! |
Khẩu hiệu Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy 2024 ý nghĩa như thế nào? Khẩu hiệu PCCC ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy như sau:
(1) Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(2) Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
(3) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
- Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:
+ Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;
+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.
- Cá nhân có trách nhiệm:
+ Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
+ Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;
+ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
+ Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
+ Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001.
(4) Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
Hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy chữa cháy gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy chữa cháy gồm:
- Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
- Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Báo cháy giả.
- Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.
- Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
- Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.
- Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;