Kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên có những nội dung gì? Thẩm quyền lập Kế hoạch được quy định ra sao?

Cho tôi hỏi: Kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên có những nội dung gì? Thẩm quyền lập Kế hoạch được quy định ra sao? - Câu hỏi của anh Long (Nam Định)

Kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên có những nội dung gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 và khoản 2 Điều 9 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019, nội dung của kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên như sau:

(1) Kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên

- Tổ chức biên chế đơn vị dự bị động viên;

- Quản lý đơn vị dự bị động viên;

- Tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị;

- Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

- Công tác đảng, công tác chính trị;

- Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính.

(2) Kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên

- Thông báo quyết định huy động, lệnh huy động;

- Tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;

- Công tác đảng, công tác chính trị;

- Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính;

- Chỉ huy, điều hành việc huy động lực lượng dự bị động viên;

- Bảo vệ trong quá trình tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

Kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên có những nội dung gì? Thẩm quyền lập Kế hoạch được quy định ra sao?

Kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên có những nội dung gì? Thẩm quyền lập Kế hoạch được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền lập Kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên được quy định ra sao?

Thẩm quyền lập Kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên được quy định tại Điều 8 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 như sau:

Thẩm quyền lập kế hoạch
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của địa phương.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền lập kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của đơn vị Quân đội nhân dân.

Như vậy, thẩm quyền lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động việc được xác định như sau:

- Bộ Quốc phòng: Lập kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện: Lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của địa phương.

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên
1. Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động.
2. Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
3. Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:

- Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động.

- Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

- Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt.

- Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}