Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có phải là thành viên Chính phủ không? Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng thông qua hình thức nào?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có phải là thành viên Chính phủ không? - Câu hỏi của anh Thông tại Gia Lai.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có phải là thành viên Chính phủ không?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định về nội dung này như sau:

Lãnh đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
...

Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Hiện nay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là bà Nguyễn Thị Hồng.

Đồng thời, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền;

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có phải là thành viên Chính phủ không? Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng thông qua hình thức nào?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có phải là thành viên Chính phủ không? Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng thông qua hình thức nào?

Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng thông qua hình thức nào?

Căn cứ tại Điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định về tái cấp vốn như sau:

Tái cấp vốn
1. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:
a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
b) Chiết khấu giấy tờ có giá;
c) Các hình thức tái cấp vốn khác.

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau:

- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;

- Chiết khấu giấy tờ có giá;

- Các hình thức tái cấp vốn khác.

Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định về lãi suất tái cấp vốn như sau:

Lãi suất
1. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
2. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.

Cụ thể, tại Quyết định 313/QĐ-NHNN năm 2023, NHNN quy định mức lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

Quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
1. Lãi suất tái cấp vốn: 6,0%/năm.

Như vậy, mức lãi suất tái cấp vốn để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi mà Ngân hàng Nhà nước công bố là 6%/năm.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn cho Ngân hàng thương mại với mục đích gì?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 24/2019/TT-NHNN quy định Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng với các mục đích sau:

- Hỗ trợ tổ chức tín dụng chi trả tiền gửi cho khách hàng là cá nhân, tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), chi trả tiền vay cho tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là hỗ trợ thanh khoản).

- Hỗ trợ nguồn vốn cho vay đối với ngành, lĩnh vực theo Nghị định của Chính phủ có quy định Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ thông qua công cụ chính sách tiền tệ (sau đây gọi là hỗ trợ nguồn vốn cho vay ngành, lĩnh vực được khuyến khích phát triển).

Trước đó, ngày 07/03/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023.

Theo đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thúc đẩy tăng trưởng.

Đồng thời, yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm lãi suất hợp lý, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}