Học sinh đang thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có được đun nấu trong phòng ở, khu vực nội trú không?
Học sinh trường giáo dưỡng có được đun nấu trong phòng ở, khu vực nội trú không?
Căn cứ tại Điều 2 Nội quy trường giáo dưỡng ban hành kèm theo Thông tư 47/2022/TT-BCA quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành mệnh lệnh và sự hướng dẫn của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng.
2. Khai báo gian dối, sai sự thật, che giấu hành vi vi phạm của mình và của học sinh khác.
3. Bỏ trốn, tổ chức, giúp học sinh khác bỏ trốn dưới mọi hình thức hoặc lôi kéo, ép buộc học sinh khác bỏ trốn.
4. Viết, vẽ, treo, dán tranh, ảnh, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi và các hành vi khác gây mất vệ sinh.
5. Xăm hình, đeo đồ vật lên cơ thể mình hoặc người khác, nhuộm tóc khác màu đen, để móng tay, móng chân dài và sơn màu móng chân, móng tay.
6. Tàng trữ, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lào, ma túy và các chất kích thích khác; vũ khí, chất độc, chất nổ, hóa chất, chất phóng xạ, chất dễ cháy và những đồ vật có thể gây nguy hại cho bản thân và cho người khác; các loại máy móc, thiết bị thông tin, liên lạc; tranh ảnh, sách, báo, tài liệu, phim, băng, đĩa, thẻ nhớ điện tử có nội dung không lành mạnh.
7. Móc nối đưa, phát tán thông tin, hình ảnh trái phép ra bên ngoài hoặc lên mạng Internet, thông tin truyền thông.
8. Truyền đạo, cúng lễ, bói toán, tuyên truyền, lôi kéo, ép buộc học sinh khác tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan, thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, lập hoặc tham gia các hội, nhóm trái phép.
9. Đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào giữa học sinh với nhau và với người khác.
10. Đe dọa, đánh đập, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự của học sinh, người khác; xâm phạm tài sản của trường giáo dưỡng, học sinh khác; tự hủy hoại thân thể mình; quan hệ tình dục và các quan hệ không lành mạnh khác giữa học sinh với nhau hoặc với người khác.
11. Mua, bán, trao đổi, vay, mượn, cho, nhận bất cứ thứ gì giữa các học sinh với nhau và với người khác (trừ trường hợp được sự đồng ý của cán bộ có trách nhiệm).
12. Có thái độ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa khi giao tiếp.
13. Chống đối, chây lười, trốn tránh hoặc cản trở việc học tập, lao động, học nghề, thuê hoặc bắt ép học sinh khác phục vụ, làm thay công việc của mình hoặc của học sinh khác dưới bất kỳ hình thức nào.
14. Tự ý liên hoan, ăn uống, đốt lửa, đun nấu trong phòng ở, khu vực nội trú, nơi học tập, lao động, học nghề, bệnh xá, nơi sinh hoạt tập thể.
15. Tự ý tiếp xúc với người ngoài khi chưa được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng.
16. Tự ý lưu giữ tại trường giáo dưỡng những tài sản, giấy tờ như: Vàng, bạc, đồ trang sức, ngoại tệ, tiền Việt Nam, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, các loại thẻ thanh toán điện tử, đồng hồ, máy móc, thiết bị, chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu, văn bằng, chứng chỉ, các loại giấy tờ có giá trị khác và quần, áo, tư trang chưa sử dụng mà phải gửi lưu ký.
17. Tự ý rời khỏi vị trí học tập, lao động, học nghề, phòng ở, nơi sinh hoạt.
18. Tự ý đưa dụng cụ lao động, học nghề vào khu vực ăn, ở, sinh hoạt, di dời máy móc, vật tư, nguyên liệu, sản phẩm hoặc tài sản khác khỏi nơi quy định.
Theo đó, học sinh tại trường giáo dưỡng không được đun nấu trong phòng ở, khu vực nội trú.
Học sinh đang thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có được đun nấu trong phòng ở, khu vực nội trú không? (Hình từ internet)
Học sinh trường giáo dưỡng cần phải chấp hành quy định về lễ tiết như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Nội quy trường giáo dưỡng ban hành kèm theo Thông tư 47/2022/TT-BCA quy định học sinh trong trường giáo dưỡng phải thực hiện lễ tiết như sau:
- Khi giao tiếp, học sinh phải dùng tiếng Việt (trừ người chưa biết tiếng Việt).
- Gọi là “thầy” hoặc “cô” xưng “em” đối với cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng; gọi là “bạn”, “em”, “anh” hoặc “chị” đối với học sinh khác; đối với khách đến thăm, làm việc tại trường giáo dưỡng, tùy theo lứa tuổi, học sinh xưng hô phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Phải “vâng”, “dạ”, “thưa” khi nói chuyện với người nhiều tuổi hơn, biết nói lời “cám ơn”, “xin lỗi” đúng lúc. Khi nghe gọi tên mình, phải trả lời “có”.
- Khi gặp cán bộ hoặc khách đến thăm, làm việc tại trường giáo dưỡng, học sinh phải bỏ mũ, nón đứng nghiêm giữ khoảng cách 03 mét và chào, trường hợp lớp (đội, tổ) học sinh gặp cán bộ, khách đến làm việc, tùy theo trường hợp cụ thể ở khu học tập, lao động, học nghề, lớp (đội, tổ) trưởng học sinh hô tất cả học sinh đứng nghiêm hoặc ngồi tại chỗ, thay mặt lớp (đội, tổ) chào, báo cáo cán bộ hoặc quý khách ở tư thế đứng nghiêm phải hạ mũ hoặc nón cầm ở tay phải.
- Khi ra vào cổng, nếu đi theo lớp (đội, tổ) thì đi thành hàng đôi, bỏ mũ hoặc nón cầm ở tay phải đối với hàng đi bên phải, cầm ở tay trái đối với hàng đi bên trái. Lớp (đội, tổ) trưởng học sinh báo cáo rõ tên lớp (đội, tổ), số người với cán bộ có trách nhiệm.
Học sinh trường giáo dưỡng cần phải chấp hành quy định về trang phục như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 1 Nội quy trường giáo dưỡng ban hành kèm theo Thông tư 47/2022/TT-BCA quy định học sinh trong trường giáo dưỡng phải thực hiện trang phục như sau:
- Mặc đồng phục, đi giày hoặc dép khi tham gia các lớp học văn hóa, học nghề, thăm gặp người thân và các hoạt động khác theo yêu cầu của trường giáo dưỡng;
- Mặc trang phục chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ, đi giày hoặc dép khi: Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, sinh hoạt tập thể; ra, vào cổng hoặc tiếp xúc với người ngoài;
- Giữ quần, áo sạch sẽ không cho mượn, sửa chữa, viết, vẽ, in, dán khác mẫu quần, áo được cấp.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;