Có bắt buộc phải thông báo bằng văn bản trước khi tiến hành giám sát trực tiếp trong hoạt động giám sát ngân hàng từ 01/9/2022?

Xin chào Lawnet, tôi có thắc mắc sau: Trong hoạt động giám sát ngân hàng, khi tiến hành giám sát trực tiếp thì có cần phải thông báo bằng văn bản không? Nếu cần thì thời hạn thông báo được quy định thế nào? Xin cảm ơn!

Dựa vào cơ sở nào để lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô và đề xuất, thực hiện biện pháp xử lý?

Căn cứ vào Điều 16 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:

“Điều 16. Lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô và đề xuất, thực hiện biện pháp xử lý
1. Trên cơ sở kết quả giám sát rủi ro theo quy định tại Mục 2 Chương này và căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô tiến hành:
a) Lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất hoặc định kỳ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đề xuất đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô nghiên cứu, xem xét áp dụng biện pháp xử lý quy định tại Chương V Thông tư này đối với đối tượng giám sát ngân hàng (nếu cần thiết).
2. Nguyên tắc lập, gửi báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất:
a) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất phải được lập khi đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô phát hiện các rủi ro có ảnh hưởng đến sự an toàn hoặc có nguy cơ gây ra khủng hoảng ngân hàng của hệ thống, nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
b) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất được phê duyệt và gửi cấp có thẩm quyền theo nguyên tắc:
(i) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô;
(ii) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất được lập theo yêu cầu của Thống đốc thì phải được gửi đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý;
(iii) Căn cứ kiến nghị tại báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất và thẩm quyền giải quyết kiến nghị theo quy định của pháp luật, báo cáo giám sát an toàn vĩ mô đột xuất phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, quyết định.
3. Nguyên tắc lập, gửi báo cáo giám sát an toàn vĩ mô định kỳ:
a) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô 6 tháng đầu năm phải được hoàn thành trước ngày 31 tháng 8 trong năm. Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô hằng năm được hoàn thành trước ngày 15 tháng 4 năm tiếp theo;
b) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô định kỳ được phê duyệt và gửi cấp có thẩm quyền theo nguyên tắc:
(i) Báo cáo giám sát an toàn vĩ mô được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô và được gửi đến Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để báo cáo;
(ii) Trường hợp báo cáo giám sát an toàn vĩ mô kiến nghị biện pháp xử lý đối với cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì báo cáo giám sát an toàn vĩ mô phải được trình cấp có thẩm quyền đó để xem xét, quyết định.”

Theo đó, việc lập báo cáo giám sát an toàn vĩ mô và đề xuất, thực hiện biện pháp xử lý được thực hiện dựa trên cơ sở kết quả giám sát rủi ro đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Có bắt buộc phải thông báo bằng văn bản trước khi tiến hành giám sát trực tiếp trong hoạt động giám sát ngân hàng từ ngày 01/9/2022?

Có bắt buộc phải thông báo bằng văn bản trước khi tiến hành giám sát trực tiếp trong hoạt động giám sát ngân hàng từ 01/9/2022?

Trường hợp nào được yêu cầu giải trình bằng văn bản trong hoạt động giám sát ngân hàng?

Căn cứ vào Điều 19 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:

“Điều 19. Yêu cầu giải trình bằng văn bản
1. Trong trường hợp phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc cần làm rõ theo yêu cầu của giám sát an toàn vi mô hoặc những vấn đề có liên quan đến việc chấp hành không đầy đủ các quy định pháp luật, chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc liên quan đến rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng yêu cầu hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô) yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng giải trình.
2. Căn cứ thời hạn giải trình được quy định tại văn bản yêu cầu giải trình, đối tượng giám sát ngân hàng phải có văn bản giải trình, bao gồm tối thiểu các nội dung:
a) Nội dung giải trình theo từng yêu cầu cụ thể, trong đó bao gồm cả phân tích thực trạng, nguyên nhân;
b) Đề xuất biện pháp chỉnh sửa, khắc phục (bao gồm cả lộ trình thực hiện) trong trường hợp đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng yêu cầu.”

Theo đó, việc yêu cầu giải trình bằng văn bản đối với hoạt động giám sát ngân hàng sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.

Thời hạn thông báo khi tiến làm việc trực tiếp trong hoạt động giám sát ngân hàng?

Căn cứ vào Điều 20 Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định như sau:

“Điều 20. Làm việc trực tiếp
1. Trong trường hợp cần thiết, khi phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu bị thiếu, lỗi, sai hoặc cần làm rõ theo yêu cầu của giám sát an toàn vi mô hoặc những vấn đề có liên quan đến việc chấp hành không đầy đủ các quy định pháp luật, chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc liên quan đến rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng quyết định hoặc trình Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vĩ mô) quyết định thành lập tổ công tác, nội dung làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng.
2. Trước khi làm việc trực tiếp, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng phải thông báo bằng văn bản tới đối tượng giám sát ngân hàng ít nhất trước 03 ngày làm việc; văn bản thông báo phải nêu rõ thành phần của tổ công tác, nội dung, thời gian, địa điểm làm việc.
3. Kết quả làm việc trực tiếp với đối tượng giám sát ngân hàng phải được lập thành biên bản theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và có ký xác nhận giữa đại diện tổ công tác và đối tượng giám sát ngân hàng.”

Như vậy, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng phải có văn bản thông báo gửi đến đối tượng giám sát ngân hàng trong vòng ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tiến hành làm việc trực tiếp.

Làm việc trực tiếp trong hoạt động giám sát ngân hàng sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.

Thông tư 08/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

32 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}