Cấp nước tưới đủ 70% diện tích cây trồng cạn nâng tần suất đảm bảo tưới rau màu, cây ăn quả và cây nông nghiệp đến năm 2030?
Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Mới đây, ngày 14/7/2023 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023 thì phạm vi quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi gồm có:
Toàn bộ phần diện tích đất liền và một số đảo đông dân cư, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh (Vân Đồn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Phú Quý, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo), theo các vùng phát triển kinh tế-xã hội, theo các lưu vực sông, cụ thể như sau:
- Vùng trung du, miền núi phía Bắc: gồm 14 tỉnh thuộc thượng, trung lưu lưu vực sông Hồng - Thái Bình, lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng và một phần thượng lưu lưu vực sông Mã.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: gồm 11 tỉnh, thành phố thuộc hạ lưu của lưu vực sông Hồng - Thái Bình và các sông độc lập ven biển Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: gồm 14 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, Kôn - Hà Thanh, các sông ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận, một phần hạ lưu lưu vực sông Ba và sông Đồng Nai. Chia thành 02 tiểu vùng: Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
- Vùng Tây Nguyên: gồm 5 tỉnh thuộc lưu vực sông Sê San, sông Srêpốk, phần thượng lưu lưu vực sông Ba và một phần thượng lưu lưu vực sông Đồng Nai.
- Vùng Đông Nam Bộ: gồm 6 tỉnh, thành phố chủ yếu thuộc lưu vực sông Đồng Nai, Sài Gòn, lưu vực sông Ray và phụ cận.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: gồm 13 tỉnh, thành phố phần lớn thuộc lưu vực sông Cửu Long, một phần thuộc lưu vực sông Đồng Nai.
- Các đảo: Vân Đồn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Phú Quý, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo. Đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các đảo nhỏ khác được nghiên cứu thực hiện trong các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành và quy hoạch tỉnh.
Cấp nước tưới đủ 70% diện tích cây trồng cạn nâng tần suất đảm bảo tưới rau màu, cây ăn quả và cây nông nghiệp đến năm 2030?
Cấp nước tưới đủ 70% diện tích cây trồng cạn nâng tần suất đảm bảo tưới rau màu, cây ăn quả và cây nông nghiệp đến năm 2030?
Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 2 Mục II Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023 hướng dẫn về mục tiêu cụ thể về cấp nước đến năm 2030 như sau:
- Cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt; cấp và tạo nguồn cấp nước cho nông thôn, đô thị, công nghiệp, khu kinh tế...; đáp ứng nhu cầu nước cho hoạt động kinh tế ven biển, các đảo có đông dân cư. Chủ động nguồn nước tại chỗ cho sinh hoạt các khu vực bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; chú trọng một số vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng. Chủ động kiểm soát mặn, ngọt tại các vùng cửa sông, vùng ven biển.
- Cấp nước tưới chủ động cho diện tích lúa 2 vụ với tần suất đảm bảo 85%, riêng vùng đồng bằng sông Hồng đảm bảo 85-90%, đối với các vùng khó khăn về nguồn nước và giải pháp thủy lợi (miền núi, biên giới, ven biển, hải đảo) bảo đảm 75-85%; kết hợp các giải pháp tưới tiết kiệm nước.
- Cấp nước tưới đảm bảo cho 70% diện tích cây trồng cạn, nâng dần tần suất đảm bảo tưới cho rau màu lên 90%, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm 90-95%. Đảm bảo cấp đủ nước cho gia súc, gia cầm với khoảng 10,5 triệu con. Cấp nước và thoát nước chủ động cho 1,35 triệu ha nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung.
- Bổ sung nguồn nước trên sông, kênh, hệ thống thủy lợi bị ô nhiễm, góp phần cải tạo môi trường, đảm bảo chất lượng nước đáp ứng yêu cầu sử dụng nước.
Phương án phòng chống lũ, ngập lụt gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo tiết g Tiểu mục 1 Mục III Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023 hướng dẫn về phương án phát triển kết cấu hạ tầng phòng chống lũ, ngập lụt và các loại hình thiên tai khác như sau:
- Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống đệ theo tiêu chuẩn thiết kế, phù hợp với quy hoạch đê điều, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch tỉnh.
Xây dựng công trình chỉnh trị tại các phân lưu, hợp lưu, các cửa sông lớn và các đoạn sông có hình thái, diễn biến sạt lở phức tạp; nạo vét, cải tạo các luồng, tuyến tăng cường bờ sông, bờ biển, đã, năng thoát lũ; xây dựng công trình bảo vệ chống sạt, xói lở
- Xây dựng, củng cố hệ thống công trình phòng, chống lũ, chống ngập lụt bảo vệ các thành phố theo mức đảm bảo, đặc biệt là bảo vệ các thành phố lớn.
- Nghiên cứu quy định tần suất bảo vệ phù hợp cho các sông suối vừa và nhỏ, các khu vực thượng nguồn các lưu vực sông.
Kiểm soát xây dựng công trình qua sông, suối, vùng ngập lũ để đảm bảo khẩu độ thoát lũ; quản lý chặt chẽ việc sử dụng bãi sông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác cát trên sông, khắc phục tình trạng lấn chiếm lòng sông, bãi sông đảm bảo không gian trữ, thoát lũ... Xử lý công trình lấn chiếm luồng tiêu, kênh tiêu, đảm bảo khẩu độ tiêu thoát nước.
- Xây dựng, triển khai giải pháp quản lý rủi ro thiên tai; kịch bản, kế hoạch chủ động ứng phó, thích ứng với các tình huống cực đoan, bảo đảm an toàn cho người dân, từng bước sắp xếp, di dời dân cư tại khu vực không bảo đảm an toàn ven sông, suối, ven biển, nơi thường xuyên ngập lụt, nơi có nguy cơ cao xảy ra ông, lũ quét, sạt lở đất; nghiên cứu và xây dựng hệ thống cảnh báo, công trình phòng chống lũ quét, sạt lở đất tại một số khu vực có nguy cơ cao..
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;