Iphone 17 air khi nào ra mắt? Iphone 17 Pro Max khi nào ra mắt? Iphone 17 hình ảnh dự kiến như thế nào?
Iphone 17 air khi nào ra mắt? Iphone 17 Pro Max khi nào ra mắt? Iphone 17 hình ảnh dự kiến như thế nào?
Tham khảo thông tin về Iphone 17 air khi nào ra mắt, Iphone 17 Pro Max khi nào ra mắt, Iphone 17 hình ảnh dự kiến như thế nào dưới đây:
(1) Iphone 17 air khi nào ra mắt? Iphone 17 Pro Max khi nào ra mắt?
Trong thế giới công nghệ luôn phát triển nhanh chóng, sự ra mắt của các sản phẩm mới từ Apple luôn thu hút sự chú ý đặc biệt từ người dùng và giới công nghệ. iPhone 17 Pro Max, phiên bản kế nhiệm của dòng smartphone đình đám, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cải tiến đáng chú ý.
Mẫu iPhone siêu mỏng được đồn đoán mang tên iPhone 17 Air sẽ được trang bị RAM 12GB, tương đương với các mẫu Pro cùng dòng. Nhà phân tích chuỗi cung ứng Apple nổi tiếng này cho biết iPhone 17 Air, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max đều sẽ có RAM 12GB.
Các dòng iPhone 17 Air, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 9 năm 2025, mẫu flagship mới này hứa hẹn mang đến những cải tiến đáng kể về thiết kế, hiệu suất và camera. Đứng trước sự xuất hiện của nhiều đối thủ mạnh, iPhone 17 Series được kỳ vọng sẽ mang đến những đột phá về công nghệ, từ đó khẳng định vị thế dẫn đầu của Apple trên thị trường smartphone cao cấp.
(2) Iphone 17 hình ảnh dự kiến như thế nào?
Dưới đây là Iphone 17 hình ảnh dự kiến như sau:
*Trên đây là thông tin tham khảo về Iphone 17 air khi nào ra mắt, Iphone 17 Pro Max khi nào ra mắt, Iphone 17 hình ảnh dự kiến như thế nào!
Iphone 17 air khi nào ra mắt? Iphone 17 Pro Max khi nào ra mắt? Iphone 17 hình ảnh dự kiến như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Mục tiêu trí tuệ nhân tạo của Việt Nam đến năm 2025, 2030 thế nào?
Theo Mục II Điều 1 Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021, Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Cụ thể như sau:
(1) Mục tiêu đến năm 2025
- Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
+ Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;
+ Xây dựng được 05 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;
+ Phát triển được 01 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao.
- Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT
+ Hình thành được 02 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT; gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về TTNT và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực TTNT ở Việt Nam;
+ Nâng cấp, hình thành mới được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về TTNT.
- Góp phần xây dựng xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững
+ TTNT được ứng dụng rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân;
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
(2) Mục tiêu đến năm 2030
- Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
+ Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;
+ Xây dựng được 10 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;
+ Phát triển được 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; kết nối được các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ TTNT;
+ Hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT.
- Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT mạnh
+ Hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT;
+ Xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm về TTNT bao gồm đội ngũ các chuyên gia và các kỹ sư triển khai ứng dụng TTNT. Tăng nhanh số lượng các công trình khoa học, đơn đăng ký sáng chế về TTNT của Việt Nam;
+ Có ít nhất 01 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về TTNT dẫn đầu trong khu vực ASEAN.
- Góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững
+ Phổ cập được kỹ năng cơ bản về ứng dụng TTNT cho đội ngũ lao động trực tiếp, phục vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;
+ Ứng dụng TTNT phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng an ninh, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, dịch bệnh;
+ Cùng với chuyển đổi số, ứng dụng TTNT góp phần thúc đẩy tăng trưởng một số ngành kinh tế.
Chính sách của Nhà nước về viễn thông hiện nay ra sao?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Viễn thông 2023 quy định về chính sách của Nhà nước về viễn thông hiện nay như sau:
- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng phổ cập, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng bền vững, hiện đại; hình thành hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.
- Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông.
- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phân định rõ hoạt động viễn thông công ích và kinh doanh viễn thông.
- Thúc đẩy việc ứng dụng Internet trong lĩnh vực hành chính, giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học và lĩnh vực khác.
- Nghiên cứu, phát triển các công nghệ, tiêu chuẩn, ứng dụng về Internet thế hệ mới, công nghệ vệ tinh tầm thấp, công nghệ mạng viễn thông thế hệ tiếp theo.
- Đầu tư xây dựng, hiện đại hóa mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
- Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];