Văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng theo trình tự thủ tục rút gọn trong trường hợp nào?

Văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng theo trình tự thủ tục rút gọn trong trường hợp nào? - Câu hỏi từ chị Xuân (Tây Ninh)

Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Bộ Giao thông vận tải được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT về hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải như sau:

- Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản 2015 bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; đối tượng, phạm vi điều chỉnh; mục tiêu, nội dung của chính sách, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

+ Báo cáo đánh giá tác động của chính sách;

+ Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

+ Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức; bản chụp ý kiến góp ý. Đối với hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp;

+ Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

+ Tài liệu khác (nếu có).

- Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị xây dựng nghị định, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của nghị định; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm việc thi hành nghị định; thời gian dự kiến trình Chính phủ xem xét, thông qua;

+ Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.

Văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng theo trình tự thủ tục rút gọn trong trường hợp nào?

Văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng theo trình tự thủ tục rút gọn trong trường hợp nào?

Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản là cơ quan nào?

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT về cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền bộ giao thông vận tải gồm:

Cơ quan chủ trì soạn thảo
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là cơ quan chủ trì soạn thảo) bao gồm:
1. Các Cục trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức mình hoặc theo phân công của Bộ trưởng.
2. Các Vụ trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật mang tính chất đặc thù hoặc theo phân công của Bộ trưởng.

Như vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo là các Cục và Vụ theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Theo đó, nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo được quy định tại Điều 21 Thông tư 26/2022/BGTVT như sau:

- Tổ chức xây dựng đề cương (đối với xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc thay thế), dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách đã được xây dựng trong hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

- Chuẩn bị tờ trình và các tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo.

- Tổ chức lấy ý kiến tham gia của đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành và hiệp hội chuyên ngành Giao thông vận tải có liên quan bằng văn bản, thư điện tử hoặc các hình thức phù hợp khác và đăng tải dự án, dự thảo trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.

- Báo cáo giải trình về những chính sách mới phát sinh cần bổ sung vào dự án, dự thảo để trình cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có).

- Báo cáo tiến độ soạn thảo.

- Trình Bộ đề cương chi tiết theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BGTVT (nếu có).

- Trình Bộ dự thảo văn bản.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan tham mưu trình tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị và hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cho đến khi văn bản được ký ban hành hoặc thông qua.

Văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng theo trình tự thủ tục rút gọn trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 24 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT về việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn:

- Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn:

+ Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn;

+ Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

+ Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; trường hợp cần ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội;

+ Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.

- Thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành; trình tự, thủ tục xây dựng văn bản; hồ sơ, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua được thực hiện theo quy định tại các Điều 147, Điều 148, Điều 149 Luật Ban hành văn bản và Điều 37 Nghị định 34/2016/NĐ-CP.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}