Ngay sau khi huy động phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ phòng cháy chữa cháy thì xử lý phương tiện, tài sản ra sao?
- Ai có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ trong phòng cháy chữa cháy?
- Ngay sau khi huy động phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ phòng cháy chữa cháy thì xử lý phương tiện, tài sản ra sao?
- Trong trường hợp sự cố, tai nạn xảy ra mà cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp thì người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ là ai?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?
Ai có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ trong phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ như sau:
- Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân tham gia cứu nạn, cứu hộ, trừ người, phương tiện, tài sản của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình;
+ Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở địa phương huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc quyền, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình và người, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi xét thấy cần thiết;
+ Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được huy động lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và người, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi xét thấy cần thiết.
Ngay sau khi huy động phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ phòng cháy chữa cháy thì xử lý phương tiện, tài sản ra sao?
Ngay sau khi huy động phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ phòng cháy chữa cháy thì xử lý phương tiện, tài sản ra sao?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ
...
4. Phương tiện, tài sản được huy động để cứu nạn, cứu hộ phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc cứu nạn, cứu hộ; trường hợp bị mất, hư hỏng thì được bồi thường theo quy định của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản.
Theo đó, ngay sau khi huy động phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ phải hoàn trả phương tiện, tài sản. Trường hợp bị mất, hư hỏng thì được bồi thường theo quy định của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản.
Trong trường hợp sự cố, tai nạn xảy ra mà cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp thì người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ là ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định chỉ huy cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp sự cố, tai nạn xảy ra mà cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đến kịp như sau:
- Khi sự cố, tai nạn xảy ra ở cơ quan, tổ chức, cơ sở nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở đó là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở vắng mặt thì người chỉ huy là Đội trưởng Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;
- Khi sự cố, tai nạn xảy ra ở địa bàn cấp xã thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ; trường hợp người này vắng mặt thì Đội trưởng Đội dân phòng hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ;
- Đội trưởng Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành chịu trách nhiệm chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn thuộc phạm vi quản lý của mình;
- Người đứng đầu đơn vị cứu nạn, cứu hộ chuyên trách chịu trách nhiệm chỉ huy việc cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn trong phạm vi quản lý của mình.
Lưu ý: Khi đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại nơi xảy ra sự cố, tai nạn thì người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ được nêu trên bàn giao quyền chỉ huy cứu nạn, cứu hộ cho người chỉ huy của đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Tổ chức và chỉ huy lực lượng cứu nạn, cứu hộ và các lực lượng khác tham gia cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường.
- Thành lập Ban Chỉ huy cứu nạn, cứu hộ khi xét thấy cần thiết và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy.
- Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản theo thẩm quyền; quyết định và tổ chức thực hiện phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật, di chuyển phương tiện, tài sản; quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp, hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 83/2017/NĐ-CP và khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2017/NĐ-CP.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình, diễn biến, kết quả cứu nạn, cứu hộ.
- Thực hiện công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức công tác hậu cần, kỹ thuật phục vụ cứu nạn, cứu hộ.
- Quyết định kết thúc hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
- Tổ chức rút kinh nghiệm công tác cứu nạn, cứu hộ; cung cấp thông tin về sự cố, tai nạn và hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;