Hướng dẫn xác định trị giá hải quan đối với phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu mới nhất từ Tổng cục Hải quan?

Ban tư vấn cho tôi hỏi vấn đề sau: Công ty của tôi chuyên về phân phối và ứng dụng phần mềm. Sắp tới, tôi triển khai kế hoạch nhập khẩu một số phần mềm điều khiển, ứng dụng về Việt Nam. Như vậy thì Công ty tôi cần phải thực hiện xác định trị giá hải quan như thế nào?

Pháp luật Việt Nam quy định thế nào về phần mềm ứng dụng?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) đã đưa ra định nghĩa như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ
5. Phần mềm ứng dụng là các dữ liệu, chương trình hoặc hướng dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác (application software) khi cài đặt vào một thiết bị xử lý dữ liệu tự động (data processing equipment), ví dụ: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, thì có khả năng làm thiết bị đó thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể mà người sử dụng phần mềm ứng dụng muốn thực hiện. Các sản phẩm âm thanh, phim hoặc hình ảnh không được coi là phần mềm ứng dụng theo quy định này.”

Nhự vậy, phần mềm ứng dụng được xác định là các dữ liệu, chương trình hoặc hướng dẫn được thể hiện dưới hình thức các lệnh, các mã hoặc dạng khác khi được cài đặt vào thiết bị xử lý dữ liệu tự động.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn xác định trị giá hải quan đối với phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu?

Tổng cục Hải quan hướng dẫn xác định trị giá hải quan đối với phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu?

Hàng hóa nhập khẩu được xác định trị giá hải quan như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) quy định như sau:

“Điều 5. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
1. Nguyên tắc:
a) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan;
b) Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau;
c) Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
2. Các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:
a) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị giá tính toán;
e) Phương pháp suy luận.”

Theo đó, việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo nguyên tắc và các phương pháp nêu trên.

Hướng dẫn kê khai trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu?

Vừa qua, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn 2333/TCHQ-TXNK ngày 15/6/2022 hướng dẫn về việc phân bổ trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu với những nội dung, ý kiến như sau:

“Khoản 4 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/08/2019 của Bộ Tài chính quy định:
“5. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị có phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu kèm theo: trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu.
a) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được ghi, lưu trữ trong phương tiện trung gian để cài đặt vào máy móc thiết bị sau khi nhập khẩu:
...
a.2) Trường hợp trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành không tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, bao gồm cả trị giá của phương tiện trung gian.
...
c) Trường hợp người mua phải thanh toán chi phí về quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành để cài đặt và vận hành máy móc thiết bị thì số tiền thực tế thanh toán cho quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành được tính vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu.”
Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính có quy định các phương pháp phân bổ các khoản điều chỉnh như sau:
“a) Phân bổ theo số lượng;
b) Phân bổ theo trọng lượng;
c) Phân bổ theo thể tích;
d) Phân bổ theo trị giá hóa đơn.”
Như vậy, trường hợp Công ty nhập khẩu phần mềm điều khiển, vận hành như trình bày tại các công văn nêu trên (được ghi, lưu trữ trong đĩa CD), trong trị giá phần mềm có bao gồm phí bản quyền của phần mềm và dùng cho nhiều động cơ servo cùng dòng và phần mềm này cài đặt cho một động cơ xong có thể cài tiếp cho các động cơ khác cùng dòng thì trên cơ sở hồ sơ, chứng từ nhập khẩu người khai hải quan có thể lựa chọn một trong khác phương pháp phân bổ trị giá quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính để khai báo trị giá phần mềm nhập khẩu và phải đảm bảo nguyên tắc trị giá phần mềm phải được phân bổ hết cho động cơ servo nhập khẩu được cài đặt phần mềm điều khiển, vận hành. Việc xác định mã số HS của động cơ servo thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Đề nghị Công ty căn cứ vào hồ sơ thực tế đối chiếu với các quy định nêu trên để thực hiện kê khai trị giá, mã số HS của phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu và tính thuế theo đúng quy định. Trường hợp có vướng mắc thì liên hệ trực tiếp với cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.”

Nhự vậy, việc xác định trị giá hải quan, mã số HS của phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên của Tổng cục Hải quan.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

44 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}