Hướng dẫn thực hiện quy định về dán tem điện tử đối với mặt hàng rượu và thuốc lá nhập khẩu?

Cho tôi hỏi việc thực hiện quy định về tem điện tử đối với mặt hàng rượu, thuốc lá nhập khẩu để phục vụ kinh doanh tiêu dùng trong nước được hướng dẫn như thế nào? - Câu hỏi của anh Khương từ Bình Định

Phạm vi điều chỉnh đối với việc quản lý và sử dụng tem điện tử được hướng dẫn thế nào?

Tại Mục 1 Công văn 3982/TCHQ-GSQL năm 2022 hướng dẫn phạm vi điều chỉnh như sau:

Việc quản lý và sử dụng tem điện tử theo Thông tư 23/2021/TT-BTC chỉ áp dụng đối với mặt hàng rượu, thuốc lá nhập khẩu để phục vụ kinh doanh tiêu dùng trong nước; việc dán tem đối với hàng hóa phục vụ bán tại cửa hàng miễn thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 100/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh hàng miễn thuế.

Hướng dẫn thực hiện quy định về tem điện tử đối với mặt hàng rượu và thuốc lá nhập khẩu như thế nào?

Hướng dẫn thực hiện quy định về dán tem điện tử đối với mặt hàng rượu và thuốc lá nhập khẩu? (Hình từ Internet)

Bàn giao tem điện tử cho doanh nghiệp tương ứng với lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu sau khi hoàn thành thủ tục hải quan?

Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 23/2021/TT-BTC quy định về mẫu tem và quy định về dán tem điện tử như sau:

Mẫu tem và quy định về dán tem điện tử
...
4. Đơn vị thực hiện dán tem điện tử
a) Đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu: Doanh nghiệp, tổ chức nhập khẩu sản phẩm thuốc lá đảm bảo việc dán tem đúng quy định cho sản phẩm thuốc lá tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài trước khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ.
b) Đối với sản phẩm rượu đóng chai và rượu thành phẩm dạng thùng, téc nhập khẩu về sang, chiết ra chai: Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dán tem và tự chịu trách nhiệm việc dán tem rượu nhập khẩu cho sản phẩm rượu nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nhập khẩu sản phẩm rượu đóng chai có nhu cầu dán tem tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài thì phải đảm bảo việc dán tem rượu nhập khẩu cho sản phẩm rượu nhập khẩu đúng quy định trước khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ.
c) Đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước: doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá phải thực hiện dán tem điện tử đúng quy định cho sản phẩm thuốc lá tại địa điểm sản xuất sau khi sản phẩm thuốc lá được đóng thành bao thuốc lá và trước khi đưa sản phẩm đi tiêu thụ trong nước.
d) Đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước: tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất rượu (bao gồm Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp) để tiêu thụ trong nước, sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân sản xuất rượu trong nước phải thực hiện dán tem điện tử đúng quy định cho sản phẩm rượu tại địa điểm sản xuất sau khi rượu được đóng chai và trước khi đưa sản phẩm rượu đi tiêu thụ trong nước.

Tại Mục 2 Công văn 3982/TCHQ-GSQL năm 2022, Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 23/2021/TT-BTC

- Doanh nghiệp phải thực hiện dán tem và tự chịu trách nhiệm việc dán tem rượu nhập khẩu cho sản phẩm rượu nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

- Do vậy, sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, Chi cục hải quan thực hiện thông quan cho lô hàng nhập khẩu và bàn giao tem điện tử cho doanh nghiệp tương ứng với lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu. Việc bàn giao tem phải được lập thành biên bản chứng nhận có xác nhận của đại diện doanh nghiệp.

Hướng dẫn lập kế hoạch sử dụng tem điện tử ra sao?

Căn cứ Mục 3 Công văn 3982/TCHQ-GSQL năm 2022 hướng dẫn về lập Kế hoạch sử dụng tem điện tử như sau:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập, đăng ký kế hoạch sử dụng tem điện tử trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước ngày 30/4 của năm liền trước năm kế hoạch phù hợp với nhu cầu sử dụng tem điện tử; trường hợp có thay đổi thì lập, đăng ký điều chỉnh kế hoạch trước ngày 31/8 của năm thực hiện. Để đảm bảo việc doanh nghiệp đăng ký mua tem đúng nhu cầu, tránh lãng phí nguồn lực, đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo Chi cục hải quan rà soát kỹ việc đăng ký mua tem của doanh nghiệp khi thực hiện duyệt đăng ký Kế hoạch mua tem trên Hệ thống.

Trường hợp doanh nghiệp phát sinh nhu cầu nhập khẩu hoặc doanh nghiệp được mua hàng tịch thu, bán đấu giá của cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa lập, đăng ký kế hoạch trong thời gian kể trên thì được thực hiện đăng ký kế hoạch sử dụng tem với Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhập khẩu trước khi hàng hóa đến cửa khẩu hoặc nơi quản lý hàng tịch thu, bán đấu giá trước khi dược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Trường hợp sau khi lập, đăng ký kế hoạch tại Chi cục Hải quan nơi dự kiến làm thủ tục nhưng thực tế hàng hóa nhập khẩu về cửa khẩu thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan khác, Cục Hải quan căn cứ tình hình thực tế để điều chuyển số lượng tem giữa các Chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan; Trường hợp phát sinh giữa 02 Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì Tổng cục Hải quan sẽ thực hiện việc điều chuyển.

Thủ tục tạm xuất tái nhập tem điện tử được hướng dẫn ra sao?

Theo Mục 4 Công văn 3982/TCHQ-GSQL năm 2022 do Tổng cục Hải quan ban hành hướng dẫn về thủ tục tạm xuất tái nhập tem điện tử như sau:

- Khi vận chuyển tem điện tử ra cơ sở sản xuất tại nước ngoài để dán trên sản phẩm hàng hóa, căn cứ thời hạn giao hàng ghi trên hợp đồng mua bán, doanh nghiệp khai thời hạn tạm xuất tái nhập và làm thủ tục tạm xuất tại Chi cục Hải quan nơi dự kiến nhập khẩu; Sau khi hoàn thành thủ tục tạm xuất, Chi cục Hải quan bàn giao tem cho doanh nghiệp để vận chuyển ra nước ngoài.

- Khi nhập khẩu hàng hóa đã được dán tem, ngoài khai làm thủ tục nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa theo loại hình tương ứng, doanh nghiệp phải khai tờ khai hải quan và làm thủ tục tái nhập số lượng tem tương ứng với số lượng sản phẩm hàng hóa đã dược dán tem. Trường hợp chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết số lượng tem dã làm thủ tục tạm xuất, doanh nghiệp chịu trách nhiệm lưu giữ để sử dụng cho số lượng sản phẩm hàng hóa còn lại trên hợp đồng mua bán, nếu điều chuyển sang hợp đồng mua bán khác thì phải thông báo lại cho Chi cục Hải quan bán tem về việc thay đổi này, đồng thời điều chỉnh thông tin mua tem trên Hệ thống.

- Trong quá trình dán tem tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài, nếu tem bị nhàu nát, hư hỏng không nhận diện được ký hiệu tem thì doanh nghiệp căn cứ thực tế số lượng và số seri tem đã được bàn giao từ Chi cục hải quan, số lượng và số seri tem đã được dán lên sản phẩm để xác định số lượng, số ký hiệu tem không được sử dụng và cập nhật thông tin báo cáo trên hệ thống phần mềm quản lý. Số lượng tem bị hư hỏng không thể sử dụng dược phải được cơ sở sản xuất tại nước ngoài xác nhận và thông báo cho doanh nghiệp nhập khẩu biết.

Xem chi tiết nội dung Công văn 3982/TCHQ-GSQL năm 2022 về việc xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 23/2021/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành ngày 26/9/2022.

Trần Minh Khang

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}