Hướng dẫn mới nhất về phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý tại Hà Nội?

Xin chào ban tư vấn. Sắp tới tôi dự định mở một doanh nghiệp chuyên kinh doanh vàng, bạc, đa quý tại Hà Nội. Hiện tại tôi vẫn chưa rõ một số quy định về thuế. Ban tư vấn cho tôi hỏi kinh doanh vàng, bác, đá quý tại Hà Nội thì kê khai thuế giá trị gia tăng như thế nào?

Doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quý thì kê khai nộp thuế gia trị gia tăng theo phương pháp nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC) quy định như sau:

“Điều 12. Phương pháp khấu trừ thuế
...
4. Các trường hợp khác:
a) Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.
b) Đối với doanh nghiệp đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp), nếu chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì xác định phương pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động. Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố cùng nơi doanh nghiệp có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
c) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập khác không thuộc các trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.
d) Khi hết năm dương lịch đầu tiên từ khi thành lập, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên theo cách xác định tại khoản 2 Điều này và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ thì tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không đạt mức doanh thu từ một tỷ đồng trở lên nhưng vẫn thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ thì được đăng ký tự nguyện tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều này. Sau năm dương lịch đầu tiên từ khi thành lập, doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng ổn định phương pháp tính thuế trong 2 năm liên tục.”

Theo đó, đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua, bán, chết tác vàng, bạc, đá quỳ thì phải nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Hướng dẫn mới nhất về phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý tại Hà Nội?

Hướng dẫn mới nhất về phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý tại Hà Nội?

Cách tính thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quý phải nộp theo quy định hiện nay?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC) quy định như sau:

“Điều 13. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
1. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau”.”

Như vậy, đôi với doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quý thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp sẽ được tính bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

Hướng dẫn mới nhất của Cục thuế Hà Nội về phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý trên địa bàn?

Ngày 03/6/2022, Cục thuế thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn 25531/CTHN-TTHT năm 2022 về việc hướng dẫn kê khai, tính thuế giá trị gia tăng với nội dung như sau:

- Trường hợp Công ty có phát sinh hoạt động mua, bán vàng, bạc, đá quý thì Công ty phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Đối với hoạt động kinh doanh mua, bán các sản phẩm, hàng hóa khác (không phải vàng, bạc, đá quý) thì Công ty tính, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế, đối chiếu với các quy định có liên quan để thực hiện đúng quy định.

Như vậy, Công ty kinh doanh vàng, bạc, đá quý tại Hà Nội thì Công ty phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm khác (không phải vàng, bạc, đá quý thì tính, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

55 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}