Hướng dẫn khám huyết áp khi khám nghĩa vụ quân sự năm 2025 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP thế nào?

Hướng dẫn khám huyết áp khi khám nghĩa vụ quân sự năm 2025 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP thế nào? Câu hỏi của bạn T.S ở Gia Lai

Hướng dẫn khám huyết áp khi khám nghĩa vụ quân sự năm 2025 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 6 Mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP, hướng dẫn về khám huyết áp khi khám nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 được thực hiện như sau:

Huyết áp:

- Thống nhất cách đo huyết áp (HA): Theo Quy trình đo huyết áp đúng (Ban hành kèm theo Quyết định 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng. Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp):

+ Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo huyết áp.

+ Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu, bia) trước đó 2 giờ.

+ Tư thế đo chuẩn: Người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế không.

+ Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài bao đo (nằm trong băng cuốn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2 cm. Đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức tim.

+ Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả với tốc độ 2 - 3 mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff).

+ Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.

+ Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có con số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.

+ Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10 mmHg, cần đo lại vài phút sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng.

+ Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp).

+ Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/huyết áp tâm trương (ví dụ 126/82mmHg), không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo.

* Thống nhất cách phân loại: Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng một mức phân loại, thì chọn mức cao hơn để kết luận phân loại (ví dụ: HA tâm thu loại 2, HA tâm trương loại 1, kết luận là loại 2 về huyết áp).

Bệnh tăng huyết áp:

- Bệnh tăng huyết áp: Phân độ theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định 3192/QĐ-BYT năm 2010):

Phân độ huyết áp

HA tâm thu (mmHg)


HA tâm trương (mmHg)

Huyết áp tối ưu

< 120

< 80

Huyết áp bình thường

120 - 129

và/hoặc

80 - 84

Tiền tăng huyết áp

130 - 139

và/hoặc

85 - 89

Tăng huyết áp độ 1

140 - 159

và/hoặc

90 - 99

Tăng huyết áp độ 2

160 - 179

và/hoặc

100 -109

Tăng huyết áp độ 3

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

≥ 140

< 90

Hướng dẫn khám huyết áp khi khám nghĩa vụ quân sự năm 2025 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP thế nào?

Hướng dẫn khám huyết áp khi khám nghĩa vụ quân sự năm 2025 theo Thông tư 105/2023/TT-BQP thế nào?

Cách phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự từ 01/01/2024 thế nào?

Căn cứ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định phân loại sức khỏe theo thể lực, bệnh, tật và các vấn đề sức khỏe.

Trong đó có các tiêu chuẩn phân loại như sau:

- Tiêu chuẩn phân loại thể lực

- Tiêu chuẩn phân loại các bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe

- Danh mục các bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về cách cho điểm và phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:

(1) Cách cho điểm:

Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

- Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

- Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

- Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

(2) Phương pháp phân loại sức khỏe

Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:

- Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Ví dụ: Công dân bị huyết áp ≥ 160 sẽ thuộc vào điểm 6 chỉ tình trạng sức khỏe loại kém sẽ thuộc loại 6 ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Thời gian khám nghĩa vụ quân sự là khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Bộ Quốc phòng điều chỉnh thời gian khi cần thiết.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}