Huấn luyện viên thể thao tại đơn vị sự nghiệp công lập có bao nhiêu chức danh nghề nghiệp? Tiêu chuẩn để trở thành huấn luyện viên cao cấp là gì?
Huấn luyện viên thể thao tại đơn vị sự nghiệp công lập có bao nhiêu chức danh nghề nghiệp?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL về chức danh nghề nghiệp viên chức ngành thể dục thể thao như sau:
Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao bao gồm:
1. Huấn luyện viên cao cấp (hạng I) Mã số: V.10.01.01
2. Huấn luyện viên chính (hạng II) Mã số: V.10.01.02
3. Huấn luyện viên (hạng III) Mã số: V.10.01.03
4. Hướng dẫn viên (hạng IV) Mã số: V.10.01.04
Như vậy, viên chức ngành thể dục thể thao trong đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- Huấn luyện viên cao cấp (hạng I)
- Huấn luyện viên chính (hạng II)
- Huấn luyện viên (hạng III)
- Hướng dẫn viên (hạng IV)
Huấn luyện viên thể thao tại đơn vị sự nghiệp công lập có bao nhiêu chức danh nghề nghiệp? Tiêu chuẩn để trở thành huấn luyện viên cao cấp là gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung về đạo đức của viên chức chuyên ngành thể dục thể thao được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn chung của Huấn luyện viên thể thao trong đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thể dục thể thao
1. Tâm huyết với nghề, nhiệt tình, trách nhiệm và bảo đảm yêu cầu về thời gian, chất lượng với công việc được giao.
2. Thẳng thắn, trung thực, khách quan, làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; thái độ lịch sự, khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với Nhân dân; tôn trọng đồng nghiệp; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ và năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.
Như vậy, Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành thể dục thể thao bao gồm:
- Tâm huyết với nghề, nhiệt tình, trách nhiệm và bảo đảm yêu cầu về thời gian, chất lượng với công việc được giao.
- Thẳng thắn, trung thực, khách quan, làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; thái độ lịch sự, khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với Nhân dân; tôn trọng đồng nghiệp; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ và năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.
Tiêu chuẩn để trở thành Huấn luyện viên cao cấp là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL như sau:
- Để trở thành Huấn luyện viên cao cấp (hạng I) thì trước tiên đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực, chuyên môn:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực thể dục thể thao;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao.
+ Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thể dục thể thao và phát triển thể thao thành tích cao;
+ Hiểu biết về lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, học thuyết huấn luyện thể thao; nắm chắc và thường xuyên cập nhật kỹ thuật, chiến thuật, xu hướng phát triển kỹ thuật, chiến thuật của môn thể thao ở trong nước và trên thế giới;
+ Hiểu biết các kiến thức về giáo dục học, tâm lý học, y sinh học thể dục thể thao, dinh dưỡng, sử dụng thuốc bổ trợ và các quy định về phòng, chống doping trong tập luyện và thi đấu thể thao;
+ Nắm vững và vận dụng đúng các quy định luật thi đấu của môn thể thao; điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của liên đoàn môn thể thao trong nước và quốc tế;
+ Biết sơ cứu chấn thương cho vận động viên trong tập luyện và thi đấu thể thao;
+ Có năng lực chỉ đạo và tổ chức phối hợp với đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng công tác huấn luyện thể thao;
+ Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Theo đó, để được thăng hạng chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên cao cấp (hạng I), viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) hoặc tương đương đã trực tiếp huấn luyện, đào tạo vận động viên đạt ít nhất một trong các thành tích sau: huy chương tại Đại hội thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á, Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á, Đại hội Olympic trẻ, các giải vô địch từng môn khu vực Đông Nam Á, châu Á, thế giới hoặc đạt tiêu chuẩn tham dự Đại hội Olympic, Đại hội Paralympic.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;