Việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào? Hợp đồng xây dựng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì?
Việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?
Trước những vướng mắt trong quá trình áp dụng quy định pháp luật về điều chỉnh giá của hợp đồng xây dựng, Bộ Xây dựng ban hành Công văn 4387/BXD-KTXD năm 2022 hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh như sau:
Thứ nhất, việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên, phù hợp với hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng.
Theo đó, nội dung hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 10 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:
Nội dung hợp đồng xây dựng, hồ sơ hợp đồng xây dựng và thứ tự ưu tiên của các tài liệu hợp đồng xây dựng
Nội dung hợp đồng xây dựng, hồ sơ hợp đồng xây dựng và thứ tự ưu tiên của các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 141, Điều 142 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
Thứ hai, ngoài nguyên tắc nêu tại Mục 1 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, việc thanh toán, điều chỉnh khối lượng hợp đồng đơn giá điều chỉnh thực hiện theo các quy định sau:
- Đối với các khối lượng công việc đã có đơn giá trong hợp đồng, việc thanh toán thực hiện trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu của từng lần thanh toán (theo khối lượng tăng/giảm so với khối lượng trong hợp đồng đã ký) theo quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.
Thanh toán hợp đồng xây dựng
...
6. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu của từng lần thanh toán và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.
- Đối với các khối lượng công việc phát sinh hợp lý (chưa có trong hợp đồng và hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu) chưa có đơn giá trong hợp đồng nhưng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 37 Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Việc bổ sung khối lượng, công việc vào hợp đồng xây dựng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, đảm bảo tính cạnh tranh, hiệu quả đầu tư.
Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng
...
2. Việc điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng được quy định sau:
...
b) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Bổ sung những khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng nhưng không làm vượt giá gói thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp vượt giá gói thầu được phê duyệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; các khối lượng công việc đã có đơn giá trong hợp đồng được xác định theo khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng đã ký) được nghiệm thu.
- Việc phê duyệt dự toán xây dựng điều chỉnh trên cơ sở kết quả thẩm định theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi tại khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) làm cơ sở quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
...
2. Chủ đầu tư thẩm định các nội dung quy định tại Điều 83 của Luật này đối với bước thiết kế sau:
a) Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (Engineering - Procurement - Construction, sau đây gọi là hợp đồng EPC);
b) Thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước;
c) Thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước;
d) Bước thiết kế khác ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
3. Công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 83a của Luật này còn phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 83a của Luật này. Cơ quan thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm tham gia thẩm định thiết kế xây dựng.
4. Công trình xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến hoặc thẩm duyệt theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Đối với công trình xây dựng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, chủ đầu tư được trình hồ sơ đồng thời đến cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả thực hiện yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường quy định tại khoản 4 Điều này được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng làm cơ sở kết luận thẩm định.
6. Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định.
7. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng và các cơ quan, tổ chức có liên quan; thực hiện các yêu cầu (nếu có); phê duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 8 Điều này.
8. Chủ đầu tư phê duyệt bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này. Chủ đầu tư được quyết định về việc phê duyệt đối với các bước thiết kế còn lại.
9. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng phù hợp yêu cầu đặc thù quản lý ngành đối với công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh.
Việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào? Hợp đồng xây dựng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Hợp đồng xây dựng gồm những loại nào?
Tùy theo từng loại tiêu chí khác nhau mà hợp đồng xây dựng được phân loại theo quy định tại Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:
- Theo tính chất và nội dung công việc, hợp đồng xây dựng gồm các loại sau:
+ Hợp đồng tư vấn xây dựng thực hiện công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng
+ Hợp đồng thi công xây dựng công trình thực hiện việc thi công xây dựng công trình.
+ Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị công nghệ thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.
+ Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (EC) thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.
+ Hợp đồng thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị (EP) thực hiện thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ;
+ Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình (PC) thực hiện việc mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình
+ Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình (EPC) thực hiện các công việc từ thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử, nghiệm thu, bàn giao cho bên giao thầu;
- Ngoài ra, hợp đồng xây dựng còn được phân loại theo hình thức giá hợp đồng và dựa trên mối quan hệ của các bên tham gia.
Hợp đồng xây dựng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định của Điều 5 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:
Khi thực hiện hợp đồng xây dựng, các bên hợp đồng phải đảm bảo các nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định tại Khoản 3 Điều 138 Luật Xây dựng 2014.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;