Chính phủ chỉ đạo xử lý vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Long An như thế nào?

Chính phủ chỉ đạo xử lý vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Long An như thế nào? Câu hỏi của bạn Mai ở Long An.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ xử lý vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Long An?

Ngày 23/04/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện 293/CĐ-TTg năm 2023 về xử lý vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Long An.

Công điện xác định nội dung vụ việc như sau:

Vào khoảng 16 giờ ngày 21 tháng 4 năm 2023, tại tuyến đường ĐT824 thuộc xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do xe ô tô mang biển kiểm soát số 49C-296.01 (do đối tượng nghi chở ma túy điều khiển) đâm trực tiếp vào lực lượng Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm về an ninh trật tự và an toàn giao thông, làm 01 đồng chí Thiếu tá thuộc Đội Cảnh sát giao thông, Công an huyện Đức Hòa và 02 người dân tử vong.

Theo đó, Thủ tướng nhận định đây là hành vi mang tính chất côn đồ, chống người thi hành công vụ ở mức đặc biệt nguy hiểm. Đồng thời, xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của cán bộ, chiến sỹ Công an và người dân.

Thủ tướng gửi lời chia buồn đến gia đình đồng chí Thiếu tá CSGT và gia đình các nạn nhân tử vong. Yêu cầu Bộ Công an, Bộ GTVT, UBND tỉnh Long An và các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả, thăm hỏi, hỗ trợ, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn.

Trước đó, Thủ tướng cũng xác định "Cương quyết khởi tố, điều tra, xử lý nghiêm các vụ TNGT có dấu hiệu tội phạm và đối tượng chống người thi hành công vụ theo đúng quy định của pháp luật" là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới tại Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023.

Chính phủ chỉ đạo xử lý vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Long An như thế nào?

Chính phủ chỉ đạo xử lý vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Long An như thế nào?

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ xe chở ma túy đâm CSGT tại Long An như thế nào?

Căn cứ nội dung tại Công điện 293/CĐ-TTg năm 2023, để khắc phục hậu quả vụ tai nạn xe chở ma túy đâm CSGT, đồng thời ngăn chặn những trường hợp tương tự, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an, Bộ GTVT, UBND tỉnh Long An và các cơ quan, đơn vị có liên quan như sau:

(1) Bộ Công an

- Chỉ đạo Công an tỉnh Long An khẩn trương điều tra, xác minh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với đối tượng có hành vi côn đồ, chống người thi hành công vụ trong vụ tai nạn;

- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương siết chặt kiểm soát và xử lý nghiêm đối với các trường hợp tương tự;

- Thực hiện thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xem xét phong tặng danh hiệu Liệt sỹ đối với đồng chí Thiếu tá CSGT đã hy sinh, thực hiện các chế độ, chính sách đối với gia đình của đồng chí theo đúng quy định của pháp luật.

(2) UBND tỉnh Long An, Trưởng ban ATGT tỉnh Long An

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng của Tỉnh:

- Tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình các nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn xe chở ma túy đâm CSGT.

- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông; khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ra vụ tai nạn.

(3) Bộ Giao thông vận tải

Chỉ đạo Thanh tra GTVT toàn ngành và các Sở GTVT địa phương, CSGT, Công an các đơn vị, địa phương:

- Triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023;

- Tập trung chỉ đạo việc ngăn chặn, xử lý đối với các hành vi chống người thi hành công vụ.

(4) Chủ tịch UBND các tỉnh

Quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhiệm vụ của Bộ Công an trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới theo 10/CT-TTg là gì?

Tại Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an thực hiện những nhiệm vụ sau trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trình Quốc hội xem xét, thông qua.

- Chủ trì, phối hợp Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải hành khách, ô tô vận tải container trên toàn quốc (hoàn thành trong Quý II/2023).

- Xây dựng Đề án tổng thể về định danh biển số xe ô tô và hạn chế đăng ký phương tiện cá nhân, báo cáo Chính phủ trong Quý IV/2023.

- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT, tập trung xử lý những hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNGT nghiêm trọng. Thực hiện thường xuyên, quyết liệt việc kiểm soát nồng độ cồn của người tham gia giao thông. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để đổi mới mạnh mẽ, căn bản phương thức hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm.

- Nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giải quyết, khắc phục ùn tắc giao thông; xây dựng, bổ sung hoàn thiện các phương án phòng ngừa, giải quyết ùn tắc giao thông phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi tuyến đường, địa phương, hạn chế đến mức thấp nhất ùn tắc giao thông kéo dài.

- Qua công tác tuần tra, kiểm soát và điều tra, xử lý TNGT, kịp thời kiến nghị khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông. Việc kiến nghị giải quyết phải rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đồng thời theo dõi, đôn đốc và thu thập tài liệu, đề nghị xử lý những cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm, không kịp thời có biện pháp khắc phục đối với các trường hợp đã có kiến nghị để xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng, có dấu hiệu tội phạm.

- Phối hợp Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu sửa đổi các quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo hướng tăng nặng mức, hình thức xử phạt, nhất là người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn; nhóm các hành vi do lỗi cố ý, vi phạm nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định...;

Bổ sung các hình thức xử phạt hành chính như bắt buộc lao động công ích, trừ điểm giấy phép lái xe...; phối hợp Bộ Y tế, Bộ Tư pháp nghiên cứu quy định thu hồi Giấy phép lái xe đối với người sử dụng ma túy, người nghiện ma túy.

- Khẩn trương hoàn thiện cơ sở dữ liệu Trung tâm thông tin chỉ huy, điều hành của lực lượng Cảnh sát giao thông đặt tại Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông) kết nối với Công an các địa phương và các bộ, ngành phục vụ chỉ huy, điều hành, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT.

- Chỉ đạo cơ quan Cảnh sát điều tra tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các vụ TNGT đúng quy định của pháp luật, quá trình điều tra, phải xác định nồng độ cồn, ma túy, của người điều khiển phương tiện giao thông; ngoài xác định nguyên nhân trực tiếp gây TNGT phải xác định, làm rõ nguyên nhân có liên quan đến trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý nhà nước và thực thi công vụ trong vụ TNGT phục vụ công tác phòng ngừa và xử lý TNGT chính xác, khách quan, đúng quy định pháp luật;

Xử lý các cơ sở, cá nhân có hành vi "độ, chế" các loại xe ô tô, mô tô. Phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp xem xét đưa ra xét xử công khai, lưu động đối với một số vụ án xâm phạm ATGT gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng để tuyên truyền, cảnh báo, phòng ngừa chung.

- Điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động giao thông, vận tải như: Sản xuất, mua bán, sử dụng các loại giấy tờ giả của phương tiện và người điều khiển phương tiện; vi phạm xây dựng, sửa chữa, duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; sửa chữa các thông số kỹ thuật để kiểm định cho các phương tiện giao thông vận tải không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đưa phương tiện không bảo đảm an toàn vào hoạt động; các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về bảo đảm TTATGT.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông:

(i) Phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam mở các chuyên mục tuyên truyền về ATGT trên các kênh sóng VTV, ưu tiên tuyên truyền vào các “khung giờ vàng”, giờ sinh hoạt chung để tiếp cận được các tầng lớp Nhân dân;

(ii) Phối hợp Đài Tiếng nói Việt Nam, nhất là VOV giao thông tăng cường tuyên truyền cảnh báo, phòng ngừa TNGT đối với các tuyến đường đồi núi hiểm trở, các ngày thời tiết không bảo đảm an toàn, trời mưa trơn trượt, sương mù;

(iii) Phối hợp với ngành Giáo dục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông và huấn luyện các kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên; tổ chức nhà trường, phụ huynh và học sinh ký cam kết chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông; xây dựng, nhân rộng các mô hình bảo đảm TTATGT khu vực trường học;

(iv) Điều tra cơ bản, tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải ký cam kết chấp hành pháp luật về giao thông và chủ động yêu cầu lái xe cam kết chấp hành pháp luật về giao thông. Phối hợp với các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp, người lao động ký cam kết chấp hành pháp luật về giao thông.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến trong công tác bảo đảm TTATGT. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm, sai phạm, chấn chỉnh việc tuân thủ quy trình công tác, tư thế, tác phong văn hóa ứng xử của cán bộ, chiến sỹ trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, tạo chuyển biến rõ nét về hình ảnh người Cảnh sát giao thông bản lĩnh, nhân văn, thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}