Hợp đồng mượn tài sản là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi cho mượn tài sản được quy định như thế nào?

Hợp đồng mượn tài sản là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi cho mượn tài sản được quy định như thế nào? - Câu hỏi của chị Tuyết (Huế)

Hợp đồng mượn tài sản là gì?

Theo quy định tại Điều 494 Bộ Luật Dân sự 2015 thì hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản bao gồm tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản căn cứ theo Điều 495 Bộ Luật Dân sự 2015.

Hợp đồng mượn tài sản là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi cho mượn tài sản được quy định như thế nào?

Hợp đồng mượn tài sản là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi cho mượn tài sản được quy định như thế nào?

Nội dung hợp đồng mượn tài sản được quy định như thế nào?

Nội dung của hợp đồng mượn tài sản được quy định như nội dung hợp đồng dân sự tại Điều 398 Bộ Luật Dân sự 2015, như sau:

Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Theo đó, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng các nội dung sau đây:

+ Đối tượng của hợp đồng;

+ Số lượng, chất lượng;

+ Giá, phương thức thanh toán;

+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

+ Phương thức giải quyết tranh chấp.

Quyền và nghĩa vụ của các bên khi cho mượn tài sản là gì?

Đối với bên mượn tài sản:

Tại Điều 496 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên mượn tài sản như sau:

Bên mượn tài sản phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau đây:

- Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

- Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

- Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

- Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

- Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Điều 497 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định quyền của bên mượn tài sản như sau:

Bên mượn tài sản có quyền:

- Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.

- Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.

- Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Đối với bên cho mượn tài sản:

Điều 498 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản như sau:

Bên cho mượn tài sản phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau đây:

- Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.

- Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.

- Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

Điều 499 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định quyền của bên cho mượn tài sản như sau:

- Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

- Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Hợp đồng mượn tài sản được chấm dứt khi nào?

Hợp đồng mượn tại sản là một trong những loại hợp đồng theo quy định pháp luật về dân sự. Do đó, hợp đồng mượn tài sản sẽ chấm dứt trong những trường hợp theo Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

- Hợp đồng đã được hoàn thành;

- Theo thỏa thuận của các bên;

- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

- Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

- Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015;

- Trường hợp khác do luật quy định.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}