Hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức nào? Hợp đồng dầu khí có bị ấn định thời hạn tối đa không?

Hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức nào? Hợp đồng dầu khí có bị ấn định thời hạn tối đa không? - Câu hỏi của anh Minh Luân (Bình Dương)

Hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định về hình thức hợp đồng dầu khí như sau:

Hình thức hợp đồng dầu khí
1. Hợp đồng dầu khí được ký kết theo hình thức hợp đồng chia sản phẩm dầu khí hoặc hình thức khác do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thỏa thuận với nhà thầu và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
2. Hợp đồng dầu khí phải tuân thủ hợp đồng mẫu do Chính phủ ban hành, trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Như vậy, hợp đồng dầu khí ở Việt Nam được ký theo hình thức hợp đồng chia sản phẩm dầu khí hoặc hình thức khác do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thỏa thuận với nhà thầu và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Đồng thời, hợp đồng dầu khí phải tuân thủ hợp đồng mẫu do Chính phủ ban hành, trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Cụ thể, hợp đồng dầu khí phải tuân thủ hợp mẫu tại Nghị định 33/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành.

Hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức nào? Hợp đồng dầu khí có bị ấn định thời hạn tối đa không?

Hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức nào? Hợp đồng dầu khí có bị ấn định thời hạn tối đa không? (Hình từ Internet)

Hợp đồng dầu khí có bị ấn định thời hạn tối đa không?

Căn cứ tại Điều 27 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn hợp đồng dầu khí có ghi nhận như sau:

Thời hạn hợp đồng dầu khí
1. Trường hợp hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn chung, không phân biệt thời hạn đối với dầu và khí, thời hạn đó sẽ được áp dụng cho cả dầu và khí.
2. Trường hợp hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn đối với khí nhưng có cả phát hiện dầu trong diện tích hợp đồng, thời hạn hợp đồng dầu khí đối với dầu như sau:
a) Thời hạn hợp đồng đối với dầu không quá hai mươi lăm (25) năm;
b) Đối với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí, thời hạn hợp đồng đối với dầu không quá ba mươi (30) năm.
3. Trường hợp hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn đối với dầu nhưng có phát hiện khí trong diện tích hợp đồng, thời hạn hợp đồng dầu khí đối với khí không quá ba mươi (30) năm.
4. Trường hợp hợp đồng dầu khí quy định cụ thể cả thời hạn đối với dầu và với khí, thời hạn hợp đồng dầu khí được áp dụng theo quy định trong hợp đồng.

Như vậy, trường hợp hợp đồng dầu khi có quy định đối với dầu và khí thì thời hạn hợp đồng dầu khí không bị ấn định mà áp dụng theo quy định trong hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn đối với khí nhưng có cả phát hiện dầu trong diện tích hợp đồng, thời hạn hợp đồng dầu khí đối với dầu như sau:

- Thời hạn hợp đồng đối với dầu không quá hai mươi lăm (25) năm;

- Đối với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí, thời hạn hợp đồng đối với dầu không quá ba mươi (30) năm.

Trường hợp hợp đồng dầu khí chỉ quy định thời hạn đối với dầu nhưng có phát hiện khí trong diện tích hợp đồng, thời hạn hợp đồng dầu khí đối với khí không quá ba mươi (30) năm.

Việc đàm phán hợp đồng dầu khí thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định về việc đàm phán hợp đồng dầu khí như sau:

Đàm phán hợp đồng dầu khí
1. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm đàm phán hợp đồng dầu khí trên cơ sở kết quả đấu thầu, chào thầu cạnh tranh hoặc chỉ định thầu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời gian đàm phán hợp đồng dầu khí không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông báo kết quả lựa chọn thầu.
2. Nếu quá thời hạn chín mươi (90) ngày mà việc đàm phán hợp đồng dầu khí chưa kết thúc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương lý do và đề xuất xin gia hạn thời gian đàm phán để Bộ Công Thương xem xét, quyết định. Thời gian gia hạn đàm phán không quá sáu mươi (60) ngày.
3. Trường hợp quá thời gian gia hạn đàm phán quy định tại Khoản 2 Điều này mà việc đàm phán hợp đồng dầu khí vẫn chưa kết thúc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Như vậy, việc đàm phán hợp đồng dầu khí thực hiện như sau:

- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm đàm phán hợp đồng dầu khí trên cơ sở kết quả đấu thầu, chào thầu cạnh tranh hoặc chỉ định thầu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời gian đàm phán hợp đồng dầu khí không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông báo kết quả lựa chọn thầu.

- Nếu quá thời hạn chín mươi (90) ngày mà việc đàm phán hợp đồng dầu khí chưa kết thúc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương lý do và đề xuất xin gia hạn thời gian đàm phán để Bộ Công Thương xem xét, quyết định. Thời gian gia hạn đàm phán không quá sáu mươi (60) ngày.

- Trường hợp quá thời gian gia hạn đàm phán quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2015/NĐ-CP mà việc đàm phán hợp đồng dầu khí vẫn chưa kết thúc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}