Hoa lợi và lợi tức là gì? Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của hoa lợi và lợi tức trong Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào?

Hoa lợi và lợi tức là gì? Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của hoa lợi và lợi tức trong Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào?

Hoa lợi và lợi tức là gì?

- Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hoa lợi và lợi tức như sau:

+ Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.

+ Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.

Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của hoa lợi và lợi tức trong Bộ luật Dân sự 2015?

- Giồng nhau:

+ Đều được định nghĩa và quy định chi tiết tại Bộ luật Dân sự 2015.

+ Đều có chung một số loại quyền nêu tại Bộ luật Dân sự như:

++ Quyền sử dụng: được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó.

++ Trong việc sử dụng tài sản chung: Mỗi chủ sở hữu được hưởng hoa lợi và lợi tức theo phần quyền sở hữu của mình trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật quy định khác.

++ Chủ sở hữu tài sản được thu hoa lợi và lợi tức từ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình…

- Khác nhau:

Tiêu chí phân biệt

Hoa lợi

Lợi tức

Đặc điểm

Hoa lợi là tài sản được sinh ra một cách tự nhiên từ tài sản gốc và có định kỳ sẽ làm phát sinh một sản vật mới.

– Lợi tức có được nhờ việc chủ sở hữu khai thác tài sản.

– Khai thác tài sản là khai thác những lợi ích vật chất của tài sản.

– Việc khai thác này thông qua các hành vi có ý thức và có mục đích của chủ thể.

– Chủ sở hữu tài sản phải thưc hiện đúng các quy định của pháp luật trong qua trình tạo ra lợi tức

Quyền xác lập sở hữu

+ Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc

+ Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc

+ Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

+ Hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán.

– Sở hữu do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp.

– Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận.

– Được thừa kế.

– Trường hợp khác do luật quy định.

Ví dụ

- Một nông dân nuôi bò, bò đẻ ra thì bê chính là hoa lợi.

- Một người xây dựng và sở hữu một căn nhà. Sau đó người này cho thuê lại căn nhà đó thì khoản tiền thuê nhà nhận được chính là lợi tức

Hoa lợi và lợi tức là gì? Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của hoa lợi và lợi tức trong Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào?

Hoa lợi và lợi tức là gì? Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của hoa lợi và lợi tức trong Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào?

Ai có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức?

Căn cứ theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau:

Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức
1. Người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.
2. Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.

Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.

Hoa lợi và lợi tức khi phân chia di sản theo di chúc như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau:

Phân chia di sản theo di chúc
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}