Hòa giải viên tại Tòa án bị buộc thôi làm hòa giải viên thì có bị thu hồi lại thẻ hòa giải viên không?

Tôi muốn hỏi hòa giải viên tại Tòa án bị buộc thôi làm hòa giải viên thì có bị thu hồi lại thẻ hòa giải viên không? - câu hỏi của bạn Bình (Hà Nội)

Hòa giải viên tại Tòa án bị buộc thôi làm hòa giải viên trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC và khoản 2 Điều 20 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định như sau:

Xử lý vi phạm
1. Hòa giải viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm và hậu quả mà bị buộc thôi làm Hòa giải viên theo quy định của pháp luật và quy định của Tòa án nhân dân. Hòa giải viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đương nhiên bị buộc thôi làm Hòa giải viên.
2. Hòa giải viên bị buộc thôi làm Hòa giải viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
b) Vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn uy tín để thực hiện nhiệm vụ.

Theo đó hòa giải viên tại Tòa án bị buộc thôi làm hòa giải viên khi thuộc một trong các trường hợp:

- Vi phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm và hậu quả mà có thể bị buộc thôi làm Hòa giải viên

- Vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn uy tín để thực hiện nhiệm vụ.

- Hòa giải viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hòa giải viên tại Tòa án bị buộc thôi làm hòa giải viên thì có bị thu hồi lại thẻ hòa giải viên không?

Hòa giải viên tại Tòa án bị buộc thôi làm hòa giải viên thì có bị thu hồi lại thẻ hòa giải viên không?

Hòa giải viên tại Tòa án bị buộc thôi làm hòa giải viên thì có bị thu hồi lại thẻ hòa giải viên không?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định như sau:

Cấp đổi, cấp lại và thu hồi Thẻ Hòa giải viên

...
3. Các trường hợp thu hồi Thẻ Hòa giải viên
a) Hòa giải viên được bổ nhiệm lại, phải nộp lại Thẻ cũ để cấp thẻ mới.
b) Hòa giải viên đã được miễn nhiệm, thôi làm Hòa giải viên.
c) Hòa giải viên bị buộc thôi làm Hòa giải viên.

Theo quy định trên thì hòa giải viên bị buộc thôi làm hòa giải viên thì sẽ bị thu hồi thẻ hòa giải viên.

Quy trình buộc thôi làm hòa giải viên tại Tòa án được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định quy trình buộc thôi làm hòa giải viên tại Tòa án như sau:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng tư vấn xem xét việc buộc thôi làm Hòa giải viên.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản, Hội đồng tư vấn tổ chức họp xem xét và ra nghị quyết buộc thôi làm Hòa giải viên.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Hòa giải viên và Tòa án nơi họ làm việc, thông báo công khai trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi họ làm việc; xóa tên trong danh sách Hòa giải viên theo quy định.

- Đồng thời, gửi Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để báo cáo và công bố trên Cổng thông tin điện tử theo quy định.

Thủ tục đề nghị buộc thôi làm hòa giải viên tại Tòa án bao gồm những giấy tờ nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 20 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định thủ tục đề nghị buộc thôi làm hòa giải viên tại Tòa án bao gồm:

- Tờ trình đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên

- Biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng tư vấn

- Văn bản đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc

- Các tài liệu chứng minh nếu thuốc trường hợp:

+ Vi phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

+ Vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn uy tín để thực hiện nhiệm vụ.

Ai có thẩm quyền buộc thôi làm hòa giải viên tại Tòa án?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:

Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên
...
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã bổ nhiệm Hòa giải viên có thẩm quyền xử lý Hòa giải viên vi phạm bằng hình thức buộc thôi làm Hòa giải viên.

Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã bổ nhiệm Hòa giải viên có thẩm quyền buộc thôi làm Hòa giải viên tại Tòa án.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}