Hỗ trợ phương tiện, công cụ làm việc cho lực lượng quản lý thị trường khi tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên ngành?
Quy định về phương tiện làm việc của lực lượng quản lý thị trường?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 33/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Phương tiện làm việc của lực lượng Quản lý thị trường
1. Phương tiện làm việc phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường gồm: Xe ô tô chức danh theo quy định; xe ô tô phục vụ công tác chung; xe ô tô chuyên dùng: xe ô tô tải, xe ô tô bán tải, xe ô tô trên 16 chỗ ngồi, xe ô tô trang bị phòng thí nghiệm, xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù; xe mô tô, xuồng cao tốc; máy bộ đàm, thiết bị đo, kiểm tra nhanh, thiết bị chuyên dùng, thiết bị công nghệ thông tin, điện tử, máy móc, thiết bị văn phòng và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khác theo yêu cầu công tác và theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện làm việc của lực lượng Quản lý thị trường được quản lý, sử dụng phù hợp với yêu cầu công tác, tiêu chuẩn, định mức và phân cấp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”
Theo đó, lực lượng quản lý thị trường sẽ được hỗ trợ phương tiện trong công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và xử lý vi phạm như xe ô tô, xe tải và xe bán tải, xe có phòng thí nghiệm, xuồng cao tốc, các thiết bị chuyên dùng, kỹ thuật nghiệp vụ,…
Hỗ trợ phương tiện, công cụ làm việc cho lực lượng quản lý thị trường khi tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên ngành?
Quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ làm việc của lực lượng quản lý thị trường?
Với việc hỗ trợ phương tiện, công cụ để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thì lực lượng quản lý thị trường cũng phải có nhiệm vụ bảo vệ, quản lý và sử dụng những phương tiện, công cụ hỗ trợ đó đúng theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 6 Nghị định 33/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng Quản lý thị trường
Việc trang bị, quản lý, sử dụng, sửa chữa, vận chuyển, phân loại, thanh lý, tiêu hủy công cụ hỗ trợ trang bị cho các đối tượng thuộc lực lượng Quản lý thị trường thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.”
Tiêu chuẩn cấp phát trang phục, biển hiệu của lực lượng Quản lý thị trường?
Ngoài việc hỗ trợ về phương tiện, công cụ hỗ trợ khi thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành quản lý thị trường thì lực lượng quản lý thị trường cũng sẽ được hỗ trợ cấp phát trang phục, biển hiệu, cấp hiệu đối với công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp. Cụ thể, tiêu chuẩn cấp phát, trang phục, biển hiệu cho lực lượng quản lý thị trường được quy định tại Điều 13 Nghị định 33/2022/NĐ-CP như sau:
“Điều 13. Tiêu chuẩn, niên hạn cấp phát trang phục, biển hiệu, cấp hiệu đối với công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp
1. Áo sơ mi ngắn tay được cấp 02 chiếc/01 năm/01 công chức. Trường hợp cấp lần đầu được cấp: 04 chiếc /01 công chức.
2. Áo sơ mi dài tay được cấp 02 chiếc/01 năm/01 công chức. Áo sơ mi mặc trong áo khoác được cấp 02 chiếc/01 năm/01 công chức. Trường hợp cấp lần đầu được cấp: 04 chiếc mỗi loại /01 công chức.
3. Áo khoác cho nam và áo khoác cho nữ: 01 chiếc/02 năm/01 công chức. Trường hợp cấp lần đầu được cấp: 02 chiếc/01 công chức.
4. Áo măng tô: 01 chiếc/04 năm/01 công chức, áo gi-lê và áo gió: 01 chiếc/02 năm/01 công chức, áo bông: 01 chiếc/04 năm/01 công chức,
5. Quần âu cho nam: 02 chiếc/01 năm/01 công chức. Trường hợp cấp lần đầu được cấp: 04 chiếc/01 công chức,
6. Quần âu hoặc chân váy cho nữ: 02 chiếc/01 năm/01 công chức. Trường hợp cấp lần đầu được cấp: 04 chiếc/01 công chức,
7. Cà vạt: 01 chiếc/02 năm/01 công chức, Trường hợp cấp lần đầu được cấp: 02 chiếc/01 công chức.
8. Mũ ke-pi (nam), mũ mềm (nữ), mũ bông và phù hiệu gắn cành tùng: 01 chiếc/04 năm/01 công chức.
9. Biển hiệu: 02 chiếc/01 công chức. Trường hợp biển hiệu bị hỏng hoặc bị mất được cấp thay thế.
10, Cấp hiệu: 02 bộ/01 công chức. Trường hợp công chức có sự thay đổi về chức vụ lãnh đạo, ngạch công chức hoặc cấp hiệu bị hỏng, bị mất được cấp cấp hiệu thay thế.
11. Các loại trang phục khác: a) Thắt lưng: 01 chiếc/01 năm/01 công chức; b) Giày da: 01 đôi/01 năm/01 công chức; c) Tất: 04 đối/01 năm/01 công chức; d) Mũ bảo hiểm dùng đi xe máy: 01 chiếc/02 năm/01 công chức; đ) Cặp tài liệu: 01 chiếc/02 năm/01 công chức.
12. Căn cứ đặc thù về điều kiện thời tiết tại từng khu vực, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quyết định việc chuyển đổi việc cấp phát áo khoác, áo măng tô, áo gió, áo bông sang trang phục khác cho công chức nhưng không được vượt quá đơn giá trang phục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
Như vậy, khi làm việc, công tác thì lực lượng quản lý thị trường sẽ nhận được những sự hỗ trợ như các quy định nêu trên.
Nghị định 33/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;