Hồ sơ và thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?

Hồ sơ và thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Câu hỏi của bạn Q.A ở Lâm Đồng

Hồ sơ đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 34 Mục A thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 có nêu rõ hồ sơ đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp như sau:

Hồ sơ đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp bao gồm

- Tờ khai đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 01 tại Phụ lục VI Nghị định 65/2023/NĐ-CP;

- Bản sao Bằng tốt nghiệp trình độ đại học hoặc sau đại học (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);

- Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động và tài liệu khác chứng minh thực tế hoạt động chuyên môn (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);

- 02 ảnh 3x4 (cm);

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Hồ sơ và thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?

Hồ sơ và thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp cấp Trung ương được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 34 Mục A thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 có nêu rõ thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp cấp Trung ương được thực hiện như sau:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ .

- Bước 2: Xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm xử lý hồ sơ theo quy định sau đây:

+ Trường hợp hồ sơ có đủ các tài liệu theo quy định và người đăng ký đáp ứng đủ điều kiện tham dự kiểm tra, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ kế hoạch kiểm tra;

+ Trường hợp hồ sơ có thiếu sót hoặc người đăng ký không đáp ứng đủ điều kiện tham dự kiểm tra, Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng để người đăng ký sửa chữa hoặc có ý kiến phản đối. Nếu người đăng ký không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận hồ sơ (có nêu rõ lý do).

Cách thức thực hiện:

- Trực tuyến qua Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Phí, lệ phí:

- Phí kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn): 300.000 đồng.

- Phí phúc tra kết quả kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn): 150.000 đồng.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Thông báo chấp nhận hồ sơ đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp;

- Quyết định từ chối chấp nhận đơn đơn đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp;

- Thông báo kết quả kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp;

- Thông báo kết quả phúc tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (nếu có).

Yêu cầu thực hiện thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp là gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 34 Mục A thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 có nêu rõ yêu cầu thực hiện thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp như sau:

- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Thường trú tại Việt Nam;

- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học các ngành khoa học tự nhiên hoặc khoa học kỹ thuậtđối với chuyên ngành giám định sáng chế và thiết kế bố trí; có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học ngành bất kỳ đối với các chuyên ngành giám định khác;

- Không bị xử lý vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp hoặc về hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và không thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

- Đã trực tiếp làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, thanh tra, kiểm tra, pháp chế, tư vấn pháp luật về sở hữu công nghiệp, nghiên cứu khoa học có chức danh nghiên cứu viên, giảng dạy về sở hữu công nghiệp có chức danh giảng viên từ 05 năm trở lên, hoặc những người đã trực tiếp làm công tác giải thích, hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật, xây dựng quy chế, trực tiếp thực hiện hoặc xét duyệt kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế (gồm cả giải pháp hữu ích), hoặc đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý (gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá) tại các cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia hoặc quốc tế từ 05 năm trở lên, hoặc những người đã hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 05 năm trở lên.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}