Hồ sơ trình Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế xã hội gồm có những tài liệu gì?

Hồ sơ trình Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế xã hội gồm những tài liệu gì? - Câu hỏi của anh Trung (Hải Phòng)

Hồ sơ trình Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế xã hội gồm những tài liệu gì?

Căn cứ tại Điều 49 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định về hồ sơ trình Quốc hội quyết định các vấn đề về kinh tế - xã hội như sau:

Hồ sơ trình Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội
1. Tờ trình hoặc Báo cáo của Chính phủ.
2. Dự thảo nghị quyết.
3. Báo cáo thẩm tra của cơ quan của Quốc hội.
4. Đối với việc trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương hằng năm, chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, hồ sơ còn có báo cáo ý kiến của Kiểm toán nhà nước. Đối với việc trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, hồ sơ còn có Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán nhà nước.
5. Tài liệu khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, hồ sơ trình Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội gồm:

- Tờ trình hoặc Báo cáo của Chính phủ.

- Dự thảo nghị quyết.

- Báo cáo thẩm tra của cơ quan của Quốc hội.

- Đối với việc trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương hằng năm, chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, hồ sơ còn có báo cáo ý kiến của Kiểm toán nhà nước. Đối với việc trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, hồ sơ còn có Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán nhà nước.

- Tài liệu khác theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ trình Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ trình Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội gồm những tài liệu gì?

Các vấn đề quan trọng về kinh tế xã hội được xem xét quyết định tại một kỳ họp Quốc hội như thế nào?

Căn cứ tại Điều 50 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định vấn đề này như sau:

Trình tự Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội tại một kỳ họp Quốc hội
1. Đại diện Chính phủ trình bày tờ trình hoặc báo cáo.
2. Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra.
3. Đại diện cơ quan, tổ chức báo cáo Quốc hội về lĩnh vực có liên quan theo phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
4. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội, tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
5. Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, thành viên Chính phủ giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến tờ trình, báo cáo, dự thảo nghị quyết.
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với các cơ quan có liên quan, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết; báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
7. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Như vậy, Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội tại một kỳ họp Quốc hội theo trình tự sau:

- Đại diện Chính phủ trình bày tờ trình hoặc báo cáo.

- Sau đó, đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra.

- Đại diện cơ quan, tổ chức báo cáo Quốc hội về lĩnh vực có liên quan theo phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội, tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

- Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, thành viên Chính phủ giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến tờ trình, báo cáo, dự thảo nghị quyết.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với các cơ quan có liên quan, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết; báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.

- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội tại hai kỳ họp Quốc hội theo trình tự ra sao?

Theo quy định tại Điều 51 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 về việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội tại hai kỳ họp Quốc hội như sau:

(1) Tại kỳ họp thứ nhất:

- Đại diện Chính phủ trình bày tờ trình hoặc báo cáo;

- Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;

- Đại diện cơ quan, tổ chức báo cáo Quốc hội về lĩnh vực có liên quan theo phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội, tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;

- Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, thành viên Chính phủ giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến tờ trình, báo cáo, dự thảo nghị quyết.

- Trong thời gian giữa hai kỳ họp, Chính phủ chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan có liên quan tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết.

(2) Tại kỳ họp thứ hai:

- Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước, Chính phủ trình Quốc hội tờ trình, báo cáo và dự thảo nghị quyết đã được tiếp thu, chỉnh lý;

- Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;

- Đại diện cơ quan, tổ chức báo cáo Quốc hội về lĩnh vực có liên quan theo phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có thể thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội, tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;

- Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, thành viên Chính phủ giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan đến tờ trình, báo cáo, dự thảo nghị quyết;

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với các cơ quan có liên quan, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết; báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết;

- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Tuy nhiên, trong trường hợp dự thảo nghị quyết chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}