Hồ sơ mời thầu thuốc qua mạng sẽ được phát hành miễn phí trên Hệ thống Mạng đấu thầu Quốc gia và không được phát hành bản giấy?

Cho tôi hỏi về đấu thầu thuốc qua mạng thì hồ sơ mờ thầu quy định là E-HSMT được phát hành như thế nào trên hệ thống? Nhà thầu có phải đóng phí gì khi tham gia đấu thầu thuốc qua mạng hay không? Tôi cảm ơn!

Lập hồ sơ mời thầu của đấu thầu thuốc qua mạng gồm những nội dung gì?

Theo Điều 35 Thông tư 08/2022/NĐ-CP quy định bên mời thầu lập E-HSMT của đấu thấu thuốc qua mạng gồm những nội dung sau:

- Các nội dung của E-HSMT được thực hiện trên webform bao gồm: Bảng dữ liệu, Đơn dự thầu, Thỏa thuận liên danh (nếu có), Biểu “giá dự thầu và Bảng phạm vi cung cấp, tiến độ cung cấp và yêu cầu kỹ thuật của thuốc”.

- Các nội dung còn lại của E-HSMT được bên mời thầu lập và đính kèm trên Hệ thống.

- Việc lập E-HSMT căn cứ vào các webform nêu tại điểm a khoản 1 Điều này và các quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BYT. Việc đánh giá E-HSDT phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT và các yêu cầu khác trong E-HSMT, căn cứ vào E-HSDT đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ E-HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

- Sau khi lập E-HSMT, bên mời thầu in E-HSMT trình chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt. Bên mời thầu chịu trách nhiệm về sự thống nhất giữa nội dung E-HSMT được phê duyệt và E-HSMT trên Hệ thống. Trường hợp có sự khác biệt giữa nội dung E-HSMT được phê duyệt và E-HSMT trên Hệ thống thì nội dung trên Hệ thống là cơ sở để lập, đánh giá E-HSDT.

- E-HSMT được phát hành miễn phí trên Hệ thống. Bên mời thầu không được phát hành hồ sơ mời thầu bản giấy cho nhà thầu, trường hợp bên mời thầu phát hành bản giấy cho nhà thầu thì bản giấy không có giá trị pháp lý để lập, đánh giá hồ sơ dự thầu. Nhà thầu tham dự thầu phải nộp chi phí theo quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BKHĐT.

- Trường hợp cần sửa đổi E-HSMT, bên mời thầu đăng nhập và chỉnh sửa trực tiếp trên Hệ thống sau khi có sự chấp thuận về nội dung của chủ đầu tư.

- Trường hợp có sự khác biệt giữa thông tin trong file đính kèm E-HSMT phát hành trên Hệ thống và các thông tin trong webform thì thông tin trong webform là cơ sở để lập, đánh giá E-HSDT.

- Nhà thầu lập biểu giá dự thầu theo webform, cam kết các nội dung trong đơn dự thầu được Hệ thống tạo ra trên Hệ thống, trường hợp liên danh thì thực hiện liên danh trên Hệ thống. Các nội dung còn lại của E-HSDT do nhà thầu đính kèm trên Hệ thống. Trường hợp có sự sai khác giữa thông tin trên web form và thông tin trong file đính kèm E-HSDT thì thông tin trên webform là cơ sở để đánh giá E-HSDT.

- Trường hợp có sự không thống nhất giữa quy định tại Điều này, Mẫu số 7A, Mẫu số 7B ban hành kèm theo Thông tư này với các quy định còn lại của Thông tư này thì áp dụng quy định tại Điều này và Mẫu số 7A, Mẫu số 7B ban hành kèm theo Thông tư này

E-HSMT của đấu thầu thuốc qua mạng được phát hành miễn phí trên hệ thống đấu thầu qua mạng và không được phát hành bản giấy?

Hồ sơ mời thầu thuốc qua mạng sẽ được phát hành miễn phí trên Hệ thống Mạng đấu thầu Quốc gia và không được phát hành bản giấy?

Nhà thầu tham dự đấu thầu thuốc qua mạng phải nộp chi phí bao nhiêu?

Theo Điều 5 Thông tư 06/2021/TT-BKHĐT quy định về các loại chi phí trên hệ thống đấu thầu qua mạng như sau:

“Điều 5. Mức thu các loại Chi phí sử dụng dịch vụ
1. Chi phí lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống gồm:
a) Chi phí đăng ký tham gia Hệ thống (chỉ nộp 01 lần khi đăng ký) là 550.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
b) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống là 550.000 đồng cho một (01) năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhà thầu, nhà đầu tư nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống;
c) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu là 330.000 đồng cho một (01) gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng); chi phí nộp hồ sơ đề xuất là 220.000 đồng cho một (01) gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
d) Chi phí nhà thầu trúng thầu được tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Đối với gói thầu chia thành nhiều phần hoặc lô riêng biệt thì chi phí nhà thầu trúng thầu được tính theo giá trị trúng thầu của mỗi phần hoặc lô riêng biệt;
đ) Chi phí sử dụng Hợp đồng điện tử được tính bằng 0,022% giá hợp đồng nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
2. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu trên Hệ thống, Báo Đấu thầu:
a) Chi phí đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển là 330.000 đồng cho một (01) gói thầu hoặc một (01) dự án đối với một (01) thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
b) Chi phí đăng tải thông báo mời chào hàng, danh sách ngắn là 165.000 đồng cho một (01) gói thầu đối với một (01) thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).”

Như vậy, khi tham gia đấu thầu thuốc qua mạng, nhà thầu phải nộp những chi phí theo quy định nêu trên.

Tên gói thầu khi tham gia đấu thầu thuốc qua mạng trên hệ thống gồm những thông tin gì?

Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 15/2019/TT-BYT quy định về tên gói thầu khi tham gia đấu thầu thuốc qua mạng trên hệ thống đấu thầu như sau:

- Việc phân chia gói thầu, nhóm thuốc phù hợp với quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Thông tư này. Trường hợp gói thầu được phân chia thành nhiều phần thì tên của mỗi phần phải phù hợp với nội dung của phần đó. Các thông tin cụ thể trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:

+ Mỗi phần trong gói thầu thuốc generic bao gồm các thông tin sau: tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó;

+ Mỗi phần trong gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị bao gồm các thông tin sau: tên thuốc kèm theo cụm từ “hoặc tương đương điều trị”; tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó. Trường hợp một hoạt chất có nhiều tên biệt dược gốc hoặc thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu đã được Bộ Y tế công bố tại Danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc Danh mục thuốc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc Danh mục sinh phẩm tham chiếu thì mục tên thuốc cần ghi đủ tên các biệt dược gốc hoặc thuốc đương điều trị với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu;

+ Mỗi phần trong gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền gồm các thông tin sau: tên thuốc; đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tính; số lượng; nhóm thuốc; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó. Việc ghi tên thuốc thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

+ Mỗi phần trong gói thầu dược liệu, gói thầu vị thuốc cổ truyền bao gồm các thông tin sau: tên dược liệu hoặc vị thuốc cổ truyền; tên khoa học; tiêu chuẩn chất lượng; dạng sơ chế hoặc phương pháp chế biến; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó.

Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/8/2022.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

31 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}