Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cho cá nhân gồm những gì? Trường hợp nào thì cá nhân bị từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp?

Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cho cá nhân gồm những gì? Trường hợp nào thì cá nhân bị từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp? - Câu hỏi của Hà (Long An)

Thế nào là lý lịch tư pháp?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009:

- Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

- Phiếu lý lịch tư pháp (hay còn gọi là giấy xác nhận không tiền án tiền sự) là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cho cá nhân gồm những gì? Trường hợp nào thì cá nhân bị từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp?

Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cho cá nhân gồm những gì? Trường hợp nào thì cá nhân bị từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp?

Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cho cá nhân gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009, khoản 4 Điều 37 Luật Cư trú 2020, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTP thì hồ sơ làm lý lịch tư pháp cho cá nhân bao gồm:

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định:

+ Mẫu số 03/2013/TT-LLTP: Dùng cho cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp với nội dung sau:

Tải về Mẫu số 03/2013/TT-LLTP tại đây.

+ Mẫu số 04/2013/TT-LLTP: Dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Tải về mẫu số 04/2013/TT-LLTP tại đây

- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp là bao lâu?

Căn cứ quy định tại Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 về Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:

- Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.

Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Luật Lý lịch tư pháp 2009;

+ Trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009.

- Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

Trường hợp nào thì cá nhân bị từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp?

Theo Điều 49 Luật Lý lịch tư pháp 2009, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

- Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;

- Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật Lý lịch tư pháp 2009;

- Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.

Trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Phí làm phiếu lý lịch tư pháp là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định như sau:

- Thông thường: 200.000 đồng/lần/người.

- Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ : 100.000 đồng/lần/người.

- Trường hợp người được cấp đề nghị cấp trên 2 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu lý lịch tư pháp thứ 3 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu.

- Những trường hợp sau đây được miễn lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Điều 5 Thông tư 244/2016/TT-BTC:

+ Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

+ Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

+ Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

+ Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}