Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài ra sao? Thời hạn của Giấy phép lao động được cấp lại là bao lâu?

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài ra sao? Thời hạn của Giấy phép lao động được cấp lại là bao lâu? Câu hỏi của bạn Q.A ở Hà Nam

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài ra sao?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP bị thay thế và bãi bỏ một số nội dung bởi điểm đ, e khoản 13, điểm a khoản 14 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động
1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
3. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:
a) Trường hợp giấy phép lao động bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.
5. Giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động gồm có:

(1) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động

(2) 02 ảnh màu kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

(3) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:

- Trường hợp giấy phép lao động bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;

- Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.

Như vậy, về hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người lao động nước ngoài sẽ có những thay đổi như sau:

- Không cần có văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;

- Công chứng hoặc chứng thực bản dịch ra Tiếng Việt giấy phép lao động của nước ngoài.

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài ra sao? Thời hạn của Giấy phép lao động được cấp lại là bao lâu?

Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài ra sao? Thời hạn của Giấy phép lao động được cấp lại là bao lâu?

Thời hạn của Giấy phép lao động được cấp lại là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại như sau:

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

Theo đó, thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại sẽ được xác định bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

Những trường hợp nào người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện không cấp Giấy phép lao động?

Tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
….

Bên cạnh đó, tại Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Ngoài các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động còn được quy định :
1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
….

Như vậy, theo quy định trên, những đối tượng được quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thuộc trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp Giấy phép lao động.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}