Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định về thủ tục cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh như sau:
Thủ tục cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh
1. Người đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh (theo mẫu NC14 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản chụp thẻ thường trú kèm theo bản chính để đối chiếu đối với người đã được cấp thẻ thường trú;
c) Đơn giải trình về thời gian đã tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người không quốc tịch tạm trú đối với người chưa được giải quyết cho thường trú;
d) Giấy phép xuất nhập cảnh đã cấp, đối với trường hợp đề nghị cấp lại do giấy phép xuất nhập cảnh bị hư hỏng;
đ) Đơn báo mất, đối với trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh do bị mất (không cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi bị mất).
...
Như vậy, trường hợp người không có quốc tịch đang cư trú tại Việt Nam bị mất giấy phép xuất nhập cảnh thì có thể đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú để nộp hồ sơ xin cấp lại.
Hồ sơ xin cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh bao gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh theo mẫu NC14 ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BCA;
- Bản chụp thẻ thường trú kèm theo bản chính để đối chiếu đối với người đã được cấp thẻ thường trú;
- Đơn giải trình về thời gian đã tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người không quốc tịch tạm trú đối với người chưa được giải quyết cho thường trú;
- Giấy phép xuất nhập cảnh đã cấp, đối với trường hợp đề nghị cấp lại do giấy phép xuất nhập cảnh bị hư hỏng;
- Đơn báo mất, đối với trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh do bị mất (không cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi bị mất).
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam gồm những gì?
Thời gian xem xét cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam là bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định về thủ tục cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh như sau:
Thủ tục cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh
...
2. Giải quyết cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh:
a) Đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh.
b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét và chuyển hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh về Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Theo đó, thời gian xem xét cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam được xác định như sau:
- Trường hợp nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh:
Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Trường hợp nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét và chuyển hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh về Cục Quản lý xuất nhập cảnh trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Giấy phép xuất nhập cảnh cấp cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có thời hạn mấy năm?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 31/2015/TT-BCA quy định như sau:
Giấy phép xuất nhập cảnh
1. Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 44 của Luật là giấy phép xuất nhập cảnh do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh (theo mẫu NC13 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Giấy phép xuất nhập cảnh có thời hạn 03 năm; trường hợp bị mất, hư hỏng được xem xét cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh.
Theo đó, giấy phép xuất nhập cảnh cấp cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có thời hạn 03 năm.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;