Hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân như nào? Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động có quyền và nghĩa vụ gì?

Cho tôi hỏi hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân bao gồm những giấy tờ nào? Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động có quyền và nghĩa vụ gì? - Câu hỏi của anh Trung từ Vĩnh Long

Hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân bao gồm những giấy tờ nào?

Theo Điều 50 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân như sau:

Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký hành nghề tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có Đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành, kèm theo hồ sơ gửi Sở Tư pháp.
Hồ sơ gồm có:
a) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;
b) Bản sao Hợp đồng lao động ký kết với cơ quan, tổ chức.
2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
3. Luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hành nghề luật sư cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
4. Trường hợp luật sư chuyển Đoàn luật sư thì phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hành nghề, nộp lại Giấy đăng ký hành nghề luật sư đã được cấp trước đó và thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề với Sở Tư pháp nơi có Đoàn luật sư mà mình chuyển đến. Thủ tục đăng ký thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Trường hợp luật sư chấm dứt việc hành nghề thì Sở Tư pháp thu hồi Giấy đăng ký hành nghề luật sư.

Như vậy, căn cứ quy định trên, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải có Đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành, kèm theo hồ sơ đăng ký gửi Sở Tư pháp.

Hồ sơ đăng ký gồm có:

- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;

- Bản sao Hợp đồng lao động ký kết với cơ quan, tổ chức.

Hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân như nào? Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động có quyền và nghĩa vụ gì?

Hồ sơ đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân như nào? Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động có quyền và nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ quy định tại Điều 53 Luật Luật sư 2006 quy định về quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động như sau:

Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động
1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động được thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung hợp đồng lao động đã giao kết với cơ quan, tổ chức.
2. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động, của cơ quan, tổ chức thuê luật sư được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động có quyền và nghĩa vụ:

- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động được thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung hợp đồng lao động đã giao kết với cơ quan, tổ chức.

- Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động, của cơ quan, tổ chức thuê luật sư được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thù lao của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được tính theo các phương thức nào?

Theo Điều 55 Luật Luật sư 2006 quy định về căn cứ và phương thức tính thù lao như sau:

Căn cứ và phương thức tính thù lao
1. Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;
b) Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;
c) Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau đây:
a) Giờ làm việc của luật sư;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án;
d) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.

Như vậy, căn cứ quy định trên, thù lao được tính theo các phương thức sau đây:

- Giờ làm việc của luật sư;

- Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;

- Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án;

- Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.

Trần Minh Khang

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}