Hồ sơ chuyển vụ trộm cắp điện cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gồm có những giấy tờ gì?
Khi nào thì trộm cắp điện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ vào Điều 44 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Trường hợp có hành vi trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, trường hợp có hành vi trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên thì phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Hồ sơ chuyển vụ trộm cắp điện cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gồm có những giấy tờ gì?
Hồ sơ chuyển vụ trộm cắp điện cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gồm có những giấy tờ gì?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 20 Thông tư 42/2022/TT-BTC quy định về hồ sơ vụ trộm cắp điện chuyển cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự bao gồm:
- Văn bản chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện;
- Biên bản vi phạm hành chính;
- Bản tính giá trị sản lượng điện bị trộm cắp, số lợi bất hợp pháp; Bản tính bồi thường thiệt hại do hành vi trộm cắp điện gây ra (nếu có);
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với vụ việc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm);
- Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với vụ việc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đang trong quá trình thi hành nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm);
- Biên bản kiểm tra sử dụng điện hoặc Biên bản làm việc;
- Biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện năng (nếu có), Biên bản kiểm định thiết bị đo đếm điện năng (nếu có);
- Sơ đồ trộm cắp điện, ảnh, băng ghi hình, dữ liệu điện tử ghi nhận và mô tả hành vi vi phạm (nếu có);
- Các giấy tờ, tài liệu và đồ vật khác có liên quan.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi kiểm tra, xử lý hành vi trộm cắp điện được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 18 Thông tư 42/2022/TT-BTC quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi kiểm tra, xử lý hành vi trộm cắp điện như sau:
- Trách nhiệm của bên bán điện hoặc Kiểm tra viên điện lực của bên bán điện
+ Trong trường hợp kiểm tra phát hiện hành vi trộm cắp điện và trong tổ hoặc đoàn kiểm tra có người có thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp điện, Kiểm tra viên điện lực của bên bán điện hoặc đại diện bên bán điện tham gia đoàn kiểm tra có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu tính toán sản lượng điện trộm cắp, số tiền có được từ hành vi trộm cắp điện và số lợi bất hợp pháp cho người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang thụ lý vụ việc;
+ Trong trường hợp kiểm tra phát hiện dấu hiệu vi phạm trộm cắp điện và trong tổ hoặc đoàn kiểm tra không có người có thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp điện, bên bán điện hoặc Kiểm tra viên điện lực của bên bán điện có trách nhiệm chuyển biên bản kiểm tra sử dụng điện, hồ sơ, tài liệu, số liệu tính toán sản lượng điện trộm cắp, số tiền có được từ hành vi trộm cắp điện và số lợi bất hợp pháp và toàn bộ tang vật, phương tiện liên quan đến vụ việc có dấu hiệu về hành vi trộm cắp điện cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
- Trong quá trình kiểm tra phát hiện hành vi trộm cắp điện hoặc sau khi kết thúc kiểm tra, trên cơ sở Biên bản làm việc hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện được lập và thông tin cung cấp của bên bán điện về hồ sơ, tài liệu, số liệu tính toán trộm cắp điện, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực có trách nhiệm:
+ Xác định sản lượng điện trộm cắp và số tiền điện trộm cắp có được từ hành vi trộm cắp điện
+ Lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp điện tại thời điểm kiểm tra hoặc sau khi nhận được hồ sơ vụ việc có dấu hiệu về hành vi trộm cắp điện của đơn vị điện lực chuyển đến (bao gồm cả trường hợp giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên) và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc
+ Xem xét quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định (nếu có);
+ Xem xét, ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hoặc chuyển hồ sơ vụ vi phạm
+ Thông báo bằng văn bản cho bên bán điện để thực hiện ngừng cung cấp điện ngay nhưng không quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận được Biên bản vi phạm hành chính.
Thông tư 42/2022/TT- BCT sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 16/02/2023
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;