Hồ sơ cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp cấp Trung ương bao gồm những gì? Thủ tục thực hiện ra sao?

Hồ sơ cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp cấp Trung ương bao gồm những gì? Thủ tục thực hiện ra sao? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Hồ sơ cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp cấp Trung ương bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 36 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 có nêu rõ hồ sơ cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp cấp Trung ương như sau:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục VI Nghị định 65/2023/NĐ-CP;

+ Bản sao Chứng minh nhân dân (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực), trừ trường hợp Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp đã có thông tin về số Căn cước công dân đối với trường hợp cấp lại do thông tin trong Thẻ giám định thay đổi;

+ 02 ảnh 3x4;

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

- Số lượng hồ sơ cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp cấp Trung ương: 01 (bộ).

Hồ sơ cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp cấp Trung ương bao gồm những gì? Thủ tục thực hiện ra sao?

Hồ sơ cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp cấp Trung ương bao gồm những gì? Thủ tục thực hiện ra sao?

Thủ tục cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp cấp Trung ương mới nhất được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 36 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 có nêu rõ thủ tục cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp cấp Trung ương mới nhất được thực hiện như sau:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ.

- Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ xem xét hồ sơ theo quy định sau đây:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp lại Thẻ giám định viên; ghi nhận việc cấp Thẻ vào Sổ đăng ký quốc gia về giám định sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, cổng thông tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp lại Thẻ giám định viên.

Cách thức thực hiện:

- Trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Điều kiện cấp lại thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp:

- Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp bị mất, bị lỗi, bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ…) đến mức không sử dụng được;

- Có sự thay đổi về thông tin đã được ghi nhận trong Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp.

Tờ khai yêu cầu cấp lại thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp có dạng như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 36 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 có nêu rõ mẫu tờ khai yêu cầu cấp lại thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp như sau:

Tải mẫu tờ khai yêu cầu cấp lại thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp: Tại đây

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}