Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những gì? Thủ tục thực hiện ra sao?

Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những gì? Thủ tục thực hiện ra sao? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục A Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2183/QĐ-NHNN năm 2023 có nêu rõ hồ sơ cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài do người đại diện theo pháp luật của ngân hàng nước ngoài ký

(2) Đề án thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Sự cần thiết thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Tên chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chi nhánh, nội dung hoạt động, thời gian hoạt động, vốn được cấp khi thành lập;

- Sơ đồ tổ chức, danh sách nhân sự dự kiến của chi nhánh ngân hàng nước ngoài phù hợp với các quy định tại Điều 89 Luật các tổ chức tín dụng; danh sách nhân sự dự kiến phải mô tả chi tiết trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, năng lực quản lý rủi ro đáp ứng được các yêu cầu của từng vị trí;

- Chính sách quản lý rủi ro: Nhận diện, đo lường, phòng ngừa, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác trong quá trình hoạt động;

- Công nghệ thông tin:

+ Dự kiến đầu tư tài chính cho công nghệ thông tin;

+ Hệ thống công nghệ thông tin phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành, quản lý rủi ro của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quy định của Ngân hàng Nhà nước;

+ Khả năng áp dụng công nghệ thông tin, trong đó nêu rõ; thời gian thực hiện đầu tư công nghệ; loại hình công nghệ dự kiến áp dụng; dự kiến cán bộ và khả năng của cán bộ trong việc áp dụng công nghệ thông tin; bảo đảm hệ thống thông tin có thể tích hợp và kết nối với hệ thống quản lý của Ngân hàng Nhà nước để cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước;

+ Hồ sơ về hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Các giải pháp đảm bảo an toàn, bảo mật tương ứng với loại hình dịch vụ dự kiến triển khai;

+ Nhận diện, đo lường và triển khai phương án quản lý rủi ro đối với công nghệ dự kiến áp dụng trong lĩnh vực hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Dự kiến phân công trách nhiệm báo cáo và kiểm soát hoạt động hệ thống công nghệ thông tin.

- Khả năng đứng vững và phát triển của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên thị trường:

+ Phân tích và đánh giá thị trường ngân hàng, trong đó nêu được thực trạng, thách thức và triển vọng;

+ Khả năng tham gia và cạnh tranh trên thị trường của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó chứng minh được lợi thế của chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi tham gia thị trường;

+ Chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động và nội dung hoạt động ngân hàng, loại khách hàng và số lượng khách hàng. Trong đó, phân tích rõ việc đáp ứng các điều kiện đối với những nội dung hoạt động có điều kiện.

- Hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ;

+ Nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ;

+ Dự thảo các quy định nội bộ cơ bản về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tối thiểu bao gồm các quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và quy định về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

+ Quy trình hoạt động của kiểm toán nội bộ.

- Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu, trong đó tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau; Phân tích thị trường, chiến lược, mục tiêu và kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó, các báo cáo tài chính của từng năm (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và thuyết minh khả năng thực hiện các chỉ tiêu tài chính trong từng năm).

(3). Điều lệ của ngân hàng mẹ.

(4). Sơ yếu lý lịch của Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài dự kiến theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 Thông tư 13/2023/TT-NHNN có xác nhận của ngân hàng mẹ; Phiếu lý lịch tư pháp:

Đối với người có quốc tịch Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích (bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa) và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;

Đối với người không có quốc tịch Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương (có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa; thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã) phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp theo quy định; Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trước thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không quá 06 (sáu) tháng; Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan của Tổng giám đốc (Giám đốc) dự kiến.

(5). Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc các văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cấp cho ngân hàng mẹ.

(6). Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cung cấp thông tin về ngân hàng mẹ như sau:

- Nội dung hoạt động được phép tại nước nguyên xứ tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

- Tình hình tuân thủ pháp luật về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

- Tỷ lệ an toàn vốn và các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

- Tình hình tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

(7). Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của ngân hàng mẹ (bao gồm cả hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) trên cơ sở hợp nhất theo thông lệ quốc tế.

(8). Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của ngân hàng mẹ.

(9). Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm đối với ngân hàng mẹ trong thời hạn 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ.

(10). Văn bản của ngân hàng mẹ bảo đảm chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam; đảm bảo duy trì giá trị thực có của vốn được cấp của chi nhánh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

(11). Báo cáo quá trình thành lập, hoạt động và định hướng phát triển của ngân hàng mẹ cho đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

(12) Văn bản của ngân hàng mẹ do người đại diện theo pháp luật ký về việc cử Ban trù bị và ủy quyền cho Trưởng Ban trù bị.

Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những gì? Thủ tục thực hiện ra sao?

Hồ sơ cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những gì? Thủ tục thực hiện ra sao?

Thủ tục cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới nhất được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục A Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2183/QĐ-NHNN năm 2023 có nêu rõ thủ tục cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới nhất được thực hiện như sau:

+ Bước 1: Ban trù bị gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được lập theo quy định tại Thông tư 40/2011/TT-NHNN.

+ Bước 2: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp; Giấy phép không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

+ Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ các lý do không chấp thuận.

+ Bước 4: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ban trù bị gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước bổ sung các văn bản quy định tại Thông tư 40/2011/TT-NHNN.

+ Bước 5: Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản.

+ Bước 6: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, Ngân hàng Nhà nước tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ các lý do không cấp Giấy phép.

- Cách thức thực hiện:

+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); Hoặc

+ Dịch vụ bưu chính.

Để được NHNN chấp thuận thì hồ sơ bổ sung hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo đúng nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục A Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2183/QĐ-NHNN năm 2023 có nêu rõ các văn bản nộp bổ sung hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc bao gồm:

- Văn bản bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài do đại diện theo pháp luật của ngân hàng mẹ ký;

- Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Các Quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm g khoản 2 Điều 17 Thông tư 40/2011/TT-NHNN được ngân hàng mẹ thông qua;

- Văn bản của Cơ quan có thẩm quyền nước nguyên xứ đánh giá ngân hàng mẹ đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, c, đ khoản 2 Điều 10, điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 40/2011/TT-NHNN từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đến thời điểm nộp bổ sung văn bản.

- Danh mục tài liệu.

Trường hợp các giấy tờ là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}