Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì xác định doanh thu, mức thuế khoán và hóa đơn như thế nào?

Cho tôi hỏi hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì việc xác định hóa đơn, doanh thu và mức thuế đối với hộ kinh doanh đó như thế nào? Tôi cảm ơn!

Đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán được quy định như thế nào?

Theo Câu 16 Cẩm nang về hóa đơn điện tử số 2 của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn về đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán như sau:

Cơ quan thuế xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Hộ kinh doanh áp dụng nộp thuế theo phương pháp khoán thì xác định doanh thu, mức thuế khoán và hóa đơn như thế nào?

Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì xác định doanh thu, mức thuế khoán và hóa đơn như thế nào? (Hình từ internet)

Xác định doanh thu và mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như thế nào?

Theo Câu 16 Cẩm nang về hóa đơn điện tử số 2 của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn về xác định doanh thu và mức thuế khoán theo phương pháp khoán như sau:

- Tại khoản 7, Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn:

“Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019”.

- Tại Mục 1, Phụ lục I danh ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn mức thuế đối với hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng) là 1% đối với thuế giá trị gia tăng và 0,5% đối với thuế thu nhập cá nhân.

- Căn cứ các hướng dẫn nêu trên thì đối với hộ khoán, cơ quan thuế xác định doanh thu và mức thuế khoán trên cơ sở tờ khai của hộ kinh doanh, cơ sở dữ liệu của ngành thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã/phường/thị trấn, tình hình phát triển kinh tế chung của địa bàn.

- Hộ kinh doanh sẽ nộp thuế khoán theo thông báo của cơ quan thuế từ đầu năm.

- Nếu trong năm có thay đổi về hoạt động sản xuất kinh doanh (tăng/giảm quy mô, ngừng, tạm ngừng kinh doanh) thì cơ quan thuế sẽ thực hiện điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán theo thực tế.

- Đối với hoạt động bán lẻ hàng hóa (tạp hóa) ngoài thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, hộ kinh doanh còn phải nộp lệ phí môn đối một lần từ đầu năm theo mức 300.000 đồng/1năm nếu doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm; mức 500.000 đồng/1năm nếu doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm; mức 1 triệu đồng/1năm nếu doanh thu trên 500 triệu đồng/năm (tại Nghị định 139/20216/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài).

Chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hộ khoán như thế nào?

Theo Câu 16 Cẩm nang về hóa đơn điện tử số 2 của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn về chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hộ khoán như sau:

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán.

- Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp thì đề nghị cấp, bán hóa đơn lẻ theo từng lần phát sinh.

- Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (hộ khoán) có nhu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh sau khi Hộ khoán kê khai nộp thuế theo quy định.

- Hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán theo quy định tại điểm 8.1 Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ là Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2020/TTBTC.

- Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn lẻ thì hộ khoán khai thuế theo từng lần phát sinh và sử dụng Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2020/TT-BTC đồng thời xuất trình, nộp kèm theo hồ sơ khai thuế các tài liệu sau:

- Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;

- Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;

- Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như:

+ Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu;

+ Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp; ...

- Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Tải Cẩm nang về hóa đơn điện tử số 2: Tại đây.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

12 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}