Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu số trường phổ thông ngoài công lập đạt tỷ lệ 14% vào cuối năm 2022?
- Đến cuối năm 2022, số trường phổ thông ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 14%?
- Thực hiện hoàn thiện cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022?
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục theo hình thức đối tác công tư?
Đến cuối năm 2022, số trường phổ thông ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 14%?
Căn cứ vào mục I Kế hoạch 1958/KH-SGDĐT năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành đã đưa ra mục tiêu như sau:
- Mục tiêu chung
+ Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể
Đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt tỷ lệ 39,00% số cơ sở và 32,50% số người học vào cuối năm 2022. Cụ thể:
+ Đối với giáo dục mầm non: Đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh hoặc có số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non, mẫu giáo tăng nhanh do di dân cơ học:
Phấn đấu đến cuối năm 2022, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt 67,50% với số trẻ em theo học đạt 57,50%.
+ Đối với giáo dục phổ thông:
Phấn đấu đến cuối năm 2022, tỷ lệ các trường phổ thông ngoài công lập là 14,00% và số học sinh theo học đạt 7,50%.
Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 được thực hiện theo quy định trên.
Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu số trường phổ thông ngoài công lập đạt tỷ lệ 14% vào cuối năm 2022?
Thực hiện hoàn thiện cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022?
Căn cứ vào tiểu mục 1 mục II Kế hoạch 1958/KH-SGDĐT năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định như sau:
- Rà soát hệ thống các văn bản, chính sách về xã hội hóa đã ban hành của Ủy ban nhân dân Thành phố, hệ thống hóa các quy định về huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục theo từng lĩnh vực và nhóm vấn đề cụ thể, phát hiện những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và còn thiếu; tham mưu đề xuất hướng chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp; kịp thời cập nhật những chủ trương, định hướng mới về xã hội hóa và có liên quan.
Cụ thể:
+ Tham mưu, đề xuất giải pháp tạo điều kiện để nhà đầu tư sử dụng đất không nằm trong quy hoạch giáo dục xây dựng trường phổ thông tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội hóa giáo dục, thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và giảm áp lực sĩ số lên hệ thống trường công lập của Thành phố.
+ Đề xuất xem xét các Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) khi áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có quy định về diện tích tối thiểu từ 8-10 m2/ học sinh.
+ Đối với các lĩnh vực hoạt động giáo dục liên quan đến cơ sở giáo dục ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài, trung tâm ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ lên lớp chính khóa, dịch vụ tư vấn du học, văn phòng đại diện: Tham mưu hoàn thiện khung pháp lý về các quy định điều kiện cơ sở vật chất (tiêu chuẩn cụ thể về phòng học, các phòng chức năng, trang thiết bị dạy học), điều kiện về nhân sự (tiêu chí cụ thể đối với giáo viên: các loại chứng chỉ giảng dạy tương đương với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm: TESOL, TKT,...);
- Tham mưu hoàn thiện khung khổ pháp lý về địa vị pháp lý, quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập; về sử dụng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước;
- Tham mưu đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng Nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông); chuyển từ hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng;
- Tham mưu xây dựng, ban hành chính sách về quyền lợi của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển dụng, làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bảo đảm ít nhất ngang bằng với quyền lợi của đội ngũ nhà giáo làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập.
Như vậy, để hoàn thiện cơ chế chính sách về huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 thì cần phải thực hiện theo các nội dung như trên.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục theo hình thức đối tác công tư?
Căn cứ vào tiểu mục 3 Kế hoạch 1958/KH-SGDĐT năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định như sau:
- Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công cả về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, phân phối thu nhập, hợp tác, liên doanh, liên kết..., chú trọng các giải pháp sau:
+ Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục theo cơ chế thị trường, xác định rõ các đơn vị cung cấp dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy;
+ Đổi mới cơ cấu sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước theo hướng tăng đầu tư để bảo đảm cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục để từng bước tăng nguồn thu đảm bảo chi thường xuyên;
+ Thúc đẩy áp dụng cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục công lập;
+ Từng bước thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trong giáo dục, trước mắt là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục.
Như vậy, việc đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập được thực hiện theo các nội dung như trên.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;