Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn TPHCM phải lập báo cáo kê khai nhà, đất hoàn thành trước ngày 30/6/2022 gửi Phòng Kế hoạch - Tài chính?

Cho hỏi tôi có nghe về trường hợp hiệu trưởng trường đem bán đất của trường, như vậy thì các hiệu trưởng có phải báo cáo việc xử lý nhà đất và sử dụng tài sản công như thế nào không? Ai là người sắp xếp lại xử lý nhà đất là tài sản công? Tôi cảm ơn!

Hiệu trưởng các trường THPT phải lập báo cáo kê khai nhà đất hoàn thành trước ngày 30/6/2022 gửi Phòng Kế hoạch - Tài chính?

Theo Công văn 1960/SGDĐT-KHTC ngày 13/6/2022 quy định:

- Để đảm bảo việc quản lý, sử dụng nhà đất hiệu quả, đúng mục đích sử dụng, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và thực hiện việc sắp xếp lại xử lý nhà đất theo quy định; Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị:

- Lập Báo cáo kê khai nhà, đất theo mẫu đính kèm Công văn này.

- Cung cấp các hồ sơ pháp lý (bản sao) có liên quan bao gồm: Bản vẽ hiện trạng vị trí, Quyết định giao đất, Hợp đồng cho thuê đất, Quyết định xác lập sở hữu Nhà nước, Quyết định quản lý của Nhà nước, Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, Quyết định phê duyệt quyết toán công trình, Biên bản nghiệm thu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... (Có danh mục hồ sơ pháp lý).

- Báo cáo bằng văn bản kèm hồ sơ pháp lý có liên quan gửi về Phòng Kế hoạch - Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm 2020, đồng thời gửi tập tin Báo cáo địa chỉ hộp thư điện tử: ntngoc.sgddt@tphcm.gov.vn với cấu trúc tên tập tin “TenDon Vi_BaoCaoNhaDat_ND67”.

Đối tượng thực hiện sắp xếp lại xử lý nhà đất là ai?

Theo Điều 2 Nghị định 167/2017/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng thực hiện sắp xếp lại xử lý nhà đất bao gồm:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội;

- Doanh nghiệp bao gồm:

+ Doanh nghiệp cấp I là Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước, công ty độc lập do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng Chính sách xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ; công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp có vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ;

+ Doanh nghiệp cấp II là doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp cấp I quy định tại tiết b1 điểm này mà: tỷ lệ % vốn nhà nước tại doanh nghiệp cấp I nhân với (x) tỷ lệ % vốn góp của doanh nghiệp cấp I vào doanh nghiệp cấp II chiếm trên 50% vốn điều lệ;

+ Doanh nghiệp cấp III là doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp cấp II quy định tại tiết b2 điểm này mà: tỷ lệ % vốn nhà nước tại doanh nghiệp cấp I nhân với (x) tỷ lệ % vốn góp của doanh nghiệp cấp I vào doanh nghiệp cấp II nhân với (x) tỷ lệ % vốn góp của doanh nghiệp cấp II vào doanh nghiệp cấp III chiếm trên 50% vốn điều lệ;

- Các doanh nghiệp không thuộc quy định tại điểm b khoản này, việc quản lý, sử dụng nhà, đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Hiệu trưởng các trường THPT phải lập báo các kê khai nhà, đất hoàn thành trước ngày 30/6/2022 gửi Phòng Kế hoạch - Tài chính?

Hiệu trưởng các trường THPT phải lập báo cáo kê khai nhà, đất hoàn thành trước ngày 30/6/2022 gửi Phòng Kế hoạch - Tài chính?

Nguyên tắc sắp xếp lại, xử lý nhà đất như thế nào?

Theo Điều 3 Nghị định 167/2017/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc sắp xếp lại, xử lý nhà đất là tài sản công như sau:

- Việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm; đúng tiêu chuẩn, định mức do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; đúng mục đích sử dụng được Nhà nước giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, cho thuê; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

- Đối với tài sản công đang được cơ quan có thẩm quyền xử lý tranh chấp hoặc đang trong thời hạn góp vốn, liên doanh, liên kết đúng quy định của pháp luật với các tổ chức, cá nhân theo hình thức thành lập pháp nhân mới, việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công được thực hiện sau khi được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc xử lý tranh chấp hoặc kết thúc việc góp vốn, liên doanh, liên kết.

- Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quản lý, sử dụng được thực hiện sau khi có phương án tổng thể. Trường hợp cần thiết phải sắp xếp lại, xử lý trước khi có phương án tổng thể, cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án theo quy định tại Điều 6 Nghị định này xem xét, quyết định.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

49 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}