Hiện tượng xe dù bến cóc trong dịp Tết Âm lịch sẽ bị xử phạt như thế nào? Xe khách nhồi nhét khách hàng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hiện tượng xe dù bến cóc và hiện tượng nhồi nhét hành khách của xe khách trong dip Tết Âm lịch sẽ bị xử phạt như thế nào? - câu hỏi của anh Hào (Đồng Tháp)

Xe khách được chở tối đa bao nhiêu hành khách?

Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
....
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Theo quy định trên số lượng hành khách tối đa xe khách được phép chở cụ thể như sau:

- Đối với xe khách đến 9 chỗ được phép chở quá 01 người.

- Đối với xe 10 chỗ đến 15 chỗ được phép chở quá 02 người.

- Đối với xe 16 chỗ đến 30 chỗ được phép chở quá 03 người.

- Đối với xe trên 30 chỗ được phép chở quá 04 người.

Hiện tượng xe dù bến cóc và hiện tượng nhồi nhét hành khách của xe khách trong dip Tết Âm lịch sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hiện tượng xe dù bến cóc và hiện tượng nhồi nhét hành khách của xe khách trong dip Tết Âm lịch sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xe khách nhồi nhét khách hàng vào dịp Tết Âm lịch sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm c khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
....
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Như vậy, hành vi lợi dụng nhu cầu đi lại vào dịp tết âm lịch mà nhồi nhét hành khách có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe khách.

Hiện tượng "xe dù bến cóc" trong dịp tết âm lịch sẽ bị xử phạt như thế nào?

"Xe dù" là một thuật ngữ để chỉ nhưng xe kinh doanh vận tải nhưng không có đăng ký kinh doanh, không hề có bến bãi, chạy lòng vòng đón khách, trả khách một cách bừa bãi. Loại phương tiện này hoạt động hết sức cơ động, tạo môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng, gây ra những hậu quả không tốt cho trật tự vận tải, an toàn xã hội.

"Bến cóc" là một thuật ngữ để chỉ những bến bãi không cố định, khách đứng ngoài vỉa hè để bắt xe, xe khách sẽ chạy lòng vòng để đón khách.

Xe dù bến cóc dịp tết âm lịch xuất hiện ngày càng nhiều là sự 'thích tiện lợi của khách hàng" thay vì tốn nhiều thời gian, mất thêm tiền đi xe ôm, taxi đến bến xe thì bắt những chiếc "xe dù, bên cóc" tiện lợi hơn nhiều vì chỉ cần gọi điện đặt trước là nhà xe sẵn sàng phục vụ.

Căn cứ vào Điều 23 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c Khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt đối với hành vi "xe dù, bến cóc" như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

+ Đón, trả hành khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị che khuất

+ Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định

+ Đón, trả hành khách không đúng địa điểm đón, trả hành khách được ghi trong hợp đồng

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.0000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đón, trả hành khách trên đường cao tốc.

Đồng thời căn cứ vào khoản 8 Điều 23 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm c Khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP ) quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7a Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 6, điểm b khoản 7 Điều này bị tịch thu phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Theo đó, Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi:

+ Đón, trả hành khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị che khuất

+ Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định

+ Đón, trả hành khách không đúng địa điểm đón, trả hành khách được ghi trong hợp đồng

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi người điều khiển xe thực hiện hành vi đón, trả hành khách trên đường cao tốc.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}