Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm những gì? Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm những gì? - câu hỏi của chị Hoàn (Phú Yên)

Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm những gì?

Căn cứu tại khoản 1 Điều 10 Luật Đường sắt 2017 quy định hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm: đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:

- Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;

- Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận;

- Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.

Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm những gì? Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm những gì?

Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm những gì? Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm những gì?

Ai có thẩm quyền quyết định công bố, điều chỉnh hệ thống đường sắt?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:

Hệ thống đường sắt Việt Nam
....
2. Thẩm quyền quyết định công bố, điều chỉnh hệ thống đường sắt được quy định như sau:
a) Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh; đường sắt đô thị có nối ray hoặc chạy chung với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị;
b) Đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố, điều chỉnh; trường hợp đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố này.

Theo đó, thẩm quyền quyết định công bố, điều chỉnh hệ thống đường sắt được quy định như sau:

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh: Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị: đường sắt đô thị có nối ray hoặc chạy chung với đường sắt quốc gia

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố, điều chỉnh: Đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố này: Đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố, điều chỉnh; trường hợp đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên

Ai có thẩm quyền quy định việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Đường sắt 2017 quy định thẩm quyền quy định việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt; quyết định đưa tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt vào khai thác; dừng khai thác, tháo dỡ tuyến như sau:

- Chính phủ quy định việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt và tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt;

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị;

- Chủ đầu tư quyết định đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt chuyên dùng do mình đầu tư.

Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Đường sắt 2017 quy định tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm:

- Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu bao gồm công trình, hạng mục công trình đường sắt hoặc công trình phụ trợ khác trực tiếp phục vụ công tác chạy tàu, đón tiễn hành khách, xếp dỡ hàng hóa;

- Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không trực tiếp liên quan đến chạy tàu là tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không thuộc quy định trên.

Trách nhiệm quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Đường sắt 2017 quy định trách nhiệm quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư thuộc về:

- Chính phủ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;

- Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị;

- Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt sử dụng, khai thác, bảo vệ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt khi được Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}