Hệ thống đấu thầu qua mạng gặp sự cố khi đóng thầu thì có được gia hạn thêm thời gian đóng thầu hay không?
- Xử lý kỹ thuật khi Hệ thống đấu thầu qua mạng gặp sự cố ngoài khả năng kiểm soát như thế nào?
- Yêu cầu đối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như thế nào?
- Trách nhiệm của tổ chức vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như thế nào?
- Trường hợp xảy ra sự cố, thẩm quyền xử lý tình huống khi đấu thầu được quy định ra sao?
Xử lý kỹ thuật khi Hệ thống đấu thầu qua mạng gặp sự cố ngoài khả năng kiểm soát như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT quy định về xử lý kỹ thuật trong trường hợp Hệ thống gặp sự cố ngoài khả năng kiểm soát như sau:
- Trường hợp gặp sự cố dẫn đến Hệ thống không thể vận hành thì các gói thầu lựa chọn nhà thầu qua mạng có thời điểm đóng thầu, thời điểm hết hạn làm rõ E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT nằm trong khoảng thời gian từ khi Hệ thống bị sự cố cho đến thời điểm sau hoàn thành khắc phục sự cố 02 giờ sẽ được Hệ thống tự động gia hạn đến thời điểm đóng thầu mới, thời điểm hết hạn làm rõ E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT mới là sau 06 giờ kể từ thời điểm hoàn thành khắc phục sự cố.
- Trường hợp thời điểm đóng thầu mới và thời điểm hết hạn làm rõ E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT mới theo quy định tại khoản 1 Điều này nằm sau 17 giờ 00 phút thì Hệ thống tự động gia hạn đến 9 giờ 00 phút của ngày tiếp theo.
- Trường hợp Hệ thống tự động gia hạn thời điểm đóng thầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì việc đánh giá E-HSQT, E-HSDST, E-HSDT được thực hiện trên cơ sở thời điểm đóng thầu nêu trong E-TBMQT, E-TBMST, E-TBMT trước thời điểm Hệ thống gặp sự cố.
- Trường hợp gặp sự cố dẫn đến Hệ thống không thể vận hành và việc khắc phục sự cố dự kiến diễn ra trong thời hạn dài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thông báo trên Hệ thống cách thức tổ chức lựa chọn nhà thầu trong thời gian Hệ thống gặp sự cố, bao gồm việc tổ chức lựa chọn nhà thầu không qua mạng.
Hệ thống đấu thầu qua mạng gặp sự cố khi đóng thầu thì có được gia hạn thêm thời gian đóng thầu hay không?
Yêu cầu đối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như thế nào?
Theo Điều 61 Luật đấu thầu 2013 quy định về yêu cầu đối với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
- Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin.
- Người sử dụng nhận biết được thời gian thực khi truy cập vào hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấu thầu qua mạng.
- Hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.
- Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.
Trách nhiệm của tổ chức vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như thế nào?
Theo Điều 85 Luật đấu thầu 2013 quy định về trách nhiệm của tổ chức vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như sau:
- Quản lý và vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Bảo mật thông tin trong quá trình đấu thầu qua mạng theo quy định.
- Cung cấp các dịch vụ hướng dẫn chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện đấu thầu qua mạng và đăng ký, đăng tải thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
- Lưu trữ thông tin phục vụ công tác tra cứu, theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
- Thông báo công khai điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin của người sử dụng khi tham gia đấu thầu qua mạng.
Trường hợp xảy ra sự cố, thẩm quyền xử lý tình huống khi đấu thầu được quy định ra sao?
Theo Điều 86 Luật đấu thầu 2013 quy định về xử lý tình huống như sau:
- Xử lý tình huống là việc giải quyết trường hợp phát sinh trong đấu thầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật về đấu thầu. Người quyết định xử lý tình huống phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
+ Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
+ Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án.
- Thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu thầu:
+ Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư. Trong trường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền;
+ Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, người quyết định xử lý tình huống là bên mời thầu;
+ Đối với lựa chọn nhà đầu tư, người quyết định xử lý tình huống là người có thẩm quyền.
Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 01/08/2022.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;