Hành vi tẩy xoá làm sai lệch nội dung phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký bị xử phạt thế nào?

Cho tôi hỏi người có hành vi tẩy xoá làm sai lệch nội dung phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký bị xử phạt như thế nào theo quy định? - Câu hỏi của chị Dương từ Bình Phước

Trong hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có cần phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm không?

Theo Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau:

Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật đất đai (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);
4. Đối với trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở, thì ngoài các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người yêu cầu đăng ký phải nộp các giấy tờ sau đây:
a) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng công trình của dự án trong trường hợp chủ đầu tư thế chấp dự án xây dựng công trình (01 bản sao không có chứng thực);
b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng của tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là công trình xây dựng khác (01 bản sao không có chứng thực);
5. Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
6. Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau đây:
a) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
b) Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.

Như vậy, trong hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có cần phiếu yêu cầu đăng ký

Hành vi tẩy xoá làm sai lệch nội dung phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký bị xử phạt thế nào?

Hành vi tẩy xoá làm sai lệch nội dung phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)

Hành vi tẩy xoá làm sai lệch nội dung phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?

Theo Điều 54 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận hoặc văn bản chứng nhận khác, văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp hoặc phiếu yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người yêu cầu đăng ký trong phiếu yêu cầu đăng ký hoặc chữ ký trong văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải toả kê biên tài sản để thi hành án dân sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy chứng nhận hoặc văn bản chứng nhận khác, văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp, phiếu yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký, bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; phiếu yêu cầu đăng ký, văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải toả kê biên tài sản để thi hành án dân sự quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, hành vi tẩy xoá làm sai lệch nội dung phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật là phiếu yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký, bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung. Đồng thời, kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung

Người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm có trách nhiệm gì?

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về người yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký như sau:

Người yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký
...
2. Người yêu cầu đăng ký phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai, cung cấp, trong trường hợp gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm có trách nhiệm như quy định trên.

Trần Minh Khang

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}