Hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử theo Luật Giao dịch điện tử 2023 là những hành vi như thế nào?

Hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử theo Luật Giao dịch điện tử 2023 là những hành vi như thế nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Hành vi nào bị cấm trong giao dịch điện tử theo Luật Giao dịch điện tử 2023?

Theo quy định Điều 6 Luật Giao dịch điện tử 2023, các hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử bao gồm như sau:

Thứ nhất: Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích, quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thứ hai: Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.

Thứ ba: Thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu.

Thứ tư: Giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.

Thứ năm: Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.

Thứ sáu: Gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử.

Thứ bảy: Cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử.

Thứ tám: Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.

Hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử theo Luật Giao dịch điện tử 2023 là những hành vi như thế nào?

Hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử theo Luật Giao dịch điện tử 2023 là những hành vi như thế nào?

Nhà nước có chính sách nào để phát triển giao dịch điện tử hiện nay?

Tại quy định Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2023, nhằm phát triển hoạt động giao dịch điện tử, Nhà nước có những chính sách như sau:

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Bảo đảm tự nguyện lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử; tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ, phương tiện điện tử, chữ ký điện tử, hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch điện tử, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Phát triển giao dịch điện tử toàn diện, toàn trình để thực hiện thống nhất bằng phương tiện điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số;

- Tối ưu hóa quy trình, rút ngắn thời gian xử lý, thuận tiện hơn so với các phương thức giao dịch khác.

- Áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện phát triển giao dịch điện tử;

- Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực trong giao dịch điện tử, đặc biệt tại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là gì?

Căn cứ vào Điều 47 Luật Giao dịch điện từ 2023 quy định như sau:

Trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử
1. Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Cung cấp thông tin bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ công tác đo lường, thống kê, giám sát, thanh tra, kiểm tra, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giao dịch điện tử; chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử;
c) Giám sát an toàn hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của mình theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
2. Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô lớn phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Công bố công khai, phổ biến cơ chế phản ánh vướng mắc và xử lý vướng mắc phát sinh trong giao dịch điện tử;
c) Công bố công khai, phổ biến cơ chế phản ánh và xử lý nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam trên nền tảng số trung gian từ nguồn phản ánh được đánh giá là tin cậy;
d) Định kỳ hằng năm, báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về vụ việc đã xảy ra hoặc vụ việc có dấu hiệu, nguy cơ lợi dụng hệ thống thông tin để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
3. Chủ quản nền tảng số trung gian quy mô rất lớn phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Công bố công khai nguyên tắc chung, thông số hoặc tiêu chí được sử dụng để đưa ra khuyến nghị hiển thị nội dung, hiển thị quảng cáo cho người sử dụng và cho phép người sử dụng lựa chọn phương án không sử dụng khuyến nghị hiển thị nội dung, hiển thị quảng cáo dựa trên phân tích dữ liệu về người sử dụng;
c) Cho phép người sử dụng tháo gỡ cài đặt bất kỳ ứng dụng nào được cài đặt sẵn mà không ảnh hưởng đến các tính năng kỹ thuật cơ bản để hệ thống vận hành bình thường;
d) Công bố công khai và phổ biến bộ quy tắc ứng xử áp dụng đối với các bên liên quan tham gia sử dụng hệ thống.
4. Chính phủ quy định chi tiết trách nhiệm của chủ quản nền tảng số trung gian tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phù hợp với quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập từ người sử dụng tại Việt Nam.

Như vậy, trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được thực hiện theo quy định nêu trên.

Luật Giao dịch điện từ 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}