Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng miễn thuế đem cầm cố, thế chấp bị tổ chức tín dụng xử lý để thu hồi nợ thì kê khai nộp thuế như thế nào?

Cho tôi hỏi hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, người nộp thuế cầm cố, thế chấp để vay ngân hàng sau đó bị xử lý để thu hồi nợ, trường hợp người nộp thuế chưa kê khai, nộp đủ thuế thì giải quyết như thế nào? Tôi cảm ơn!

Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế nhưng sau đó thay đổi về đối tượng hoặc mục đích được miễn thuế thì giải quyết như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ) quy định:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế thì phải khai tờ khai hải quan mới.

- Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Căn cứ điểm b, điểm d khoản 1 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, quy định:

- Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới”.

- Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng miễn thuế đem cầm cố, thế chấp bị TCTD xử lý để thu hồi nợ thì việc kê khai, nộp thuế giải quyết như thế nào?

Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng miễn thuế đem cầm cố, thế chấp bị TCTD xử lý để thu hồi nợ thì việc kê khai, nộp thuế giải quyết như thế nào?

Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng miễn thuế đem cầm cố, thế chấp thì việc khai thuế nộp thuế thực hiện như thế nào?

Tại điểm m khoản 4 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định các trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế: 

“m) Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, trường hợp tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ nhưng người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan”

Tại điểm b khoản 6 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế được cầm cố, thế chấp làm tài sản đảm bảo các khoản vay do người khai thuế không có khả năng trả nợ bị tổ chức tín dụng xử lý theo quy định của pháp luật thuộc các trường hợp phải nộp thuế thì thời hạn nộp thuế là ngày ký ban hành quyết định ấn định thuế.

Tại điểm a khoản 8 Điều 17 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người khai thuế: 

“... Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người khai thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay, người khai thuế chưa kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật về hải quan nhưng tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ quy định tại điểm m khoản 4 Điều này thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp thuế thay cho người khai thuế”.

Tại khoản 6 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng thương mại: 

“Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người nộp thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay nhưng ngân hàng thương mại phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ thì ngân hàng thương mại cung cấp thông tin về hàng hóa cầm cố, thế chấp cho cơ quan hải quan để thực hiện ấn định thuế, ngân hàng thương mại có trách nhiệm nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan”.

Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng miễn thuế đem cầm cố, thế chấp bị tổ chức tín dụng xử lý để thu hồi nợ thì việc kê khai, nộp thuế giải quyết như thế nào?

Theo Công văn 1871/TCHQ-TXNK năm 2022 về xử lý vướng mắc hàng hóa nhập khẩu miễn thuế làm tài sản bảo đảm Tổng Cục Hải quan có ý kiến:

- Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế, người nộp thuế cầm cố, thế chấp để làm tài sản bảo đảm các khoản vay nhưng tổ chức tín dụng phải xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ, trường hợp người nộp thuế chưa kê khai, nộp đủ thuế cho cơ quan hải quan thì tổ chức tín dụng phải kê khai tờ khai mới, nộp đủ thuế cho cơ quan hải quan trước khi xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.

- Trường hợp tổ chức tín dụng không kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế cho cơ quan hải quan hoặc tổ chức tín dụng không tự kê khai được thì cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan để thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế. Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đủ số tiền thuế ấn định, tiền chậm nộp, tiền phạt cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

28 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}